Viêm thanh quản cấp và mãn tính khác nhau như thế nào?

Thứ Bảy, 03-12-2016

“Cháu nhà tôi được bác sĩ chẩn đoán bị viêm thanh quản mãn tính và dường như cháu không thể nói chuyện được. Thật sự tôi không hiểu nhiều lắm về căn bệnh này khi nào thì mới được gọi là viêm thanh quản cấp, khi nào thì mới gọi là mãn. Trường hợp của cháu nhà, nếu bệnh đã chuyển mãn tính thì có thể điều trị được không?. Mong sớm nhận được tư vấn từ bác sĩ. Xim cảm ơn!”.

(Chị T. Thủy – 35 tuổi – Tp. HCM)

Chào chị, giống như tên gọi viêm thanh quản cấp là chỉ tình trạng viêm niêm mạc thanh quản cấp, bệnh thường lan rộng và phối hợp cùng với viêm họng, viêm mũi tạo thành tổ bệnh tổng hợp, đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em, viêm thanh quản cấp ý chỉ giai đoạn đầu khi bệnh đang phát triển. Viêm thanh quản mãn tính  là tình trạng viêm niêm mạc thanh quản cấp tính đã kéo dài trong một thời gian mà không có bất kỳ biện pháp hỗ trợ điều trị nào dẫn đến viêm thanh quãn mãn. Viêm thanh quản mãn thường gây ra tình trạng khàn tiếng, mất tiếng  và đi kèm với những tổn thương khác ở chức năng của thanh quản.

Trường hợp cháu nhà chị bị viêm thanh quãn mãn tính vẫn có thể điều trị được, phương pháp được áp dụng thường là phun Borat Natri 10% và chữa ozen mũi nếu có, đồng tiến hành giải quyết ổ viêm nhiễm ở xoang và mũi. Để giúp chị phân biệt rõ hơn về hai trường hợp này, chúng tôi xin được cung cấp thêm một số thông tin sau.

viem-thanh-quan-cap-va-man-tinh-khac-nhau-nhu-the-nao(hình ảnh nội soi bên trong thanh quản bị viêm)

Triệu chứng phân biệt giữa viêm thanh quản cấp và mãn tính

• Viêm thanh quản cấp tính:

Toàn thân: ớn lạnh, đau mình, chân tay mỏi.

Cơ năng: đột ngột có cảm giác khô họng, đau khi nuốt, khàn hoặc mất tiếng, ho có đờm.

Thực thể: xung huyết niêm mạc, lớp dưới niêm mạc phù nề, dây thanh quản xưng đỏ, tiết nhầy đặc đọng ở mép sau thanh quản.

• Viêm thanh quản mãn tính

Toàn thân: là diễn biến tiếp của viêm thanh quản cấp tính.

Cơ năng: nói không vang, tiếng rè và khàn, có cảm giác ngứa, cay, khô rát trong thanh quản.

Thực thể: tiết nhầy sẽ rụng đi khi ho và tiếng nói trong trở lại tạm thời, xung huyết dây thanh nặng, niêm mạc mất độ bóng, cơ căng hoặc cơ khép bị bán liệt.

Tiến triển của bệnh

-Viêm thanh quản cấp tiến triển trong 3-4 ngày, sau thời gian này triệu chứng  sẽ giảm đi, mức độ sung huyết nhạt dần, tuy nhiên tiếng nói thường phải mất khá lâu mới hồi phục lại được.

-Viêm thanh quản mãn tính thường kéo dài rất lâu, bệnh lúc chuyển nặng, khi lại nhẹ, nhưng không gây nguy hiểm nhiều cho người bệnh.

Hi vọng những thông trên sẽ gỡ rối phần nào vấn đề của chị. Thân chào!.

Bài viết liên quan

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không bác sĩ?

Rất nhiều bệnh nhân khi mắc phải hen suyễn đều có chung nỗi băn khoăn,...

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nếu bệnh hen suyễn không được điều...

Mách bạn cách chữa khản tiếng bằng giá đỗ tại nhà

Có những mẹo trị bệnh khá đơn giản trong cuộc sống chúng ta mà không...

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Đối với tỷ lệ trẻ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *