Bị viêm phế quản có cần dùng kháng sinh không?

Thứ Hai, 05-11-2018

Bị viêm phế quản có cần dùng kháng sinh không? Liệu kháng sinh có thể chữa khỏi bệnh hay không hay chỉ khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn?

Viêm phế quản là bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp rất hay gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh thường được chia ra làm hai loại chính đó là viêm phế quản cấp tính và mãn tính (COPD). Thông thường, các triệu chứng do viêm phế quản cấp tính có thể cải thiện sau đó 10 ngày hoặc dài hơn nhưng đối với tình trạng mãn tính bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí nếu bệnh không được chữa trị sớm có thể chuyển nặng và đe dọa đến tính mạng.

Bị viêm phế quản có cần dùng kháng sinh không? viêm phế quản có cần uống kháng sinh

Do đó, việc điều trị viêm phế quản ngay từ đầu là vấn đề thiết yếu mà hầu hết bệnh nhân cần thực hiện. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị bệnh như thế nào là hợp lý và hiệu quả, tránh gây tác dụng phụ thì rất ít người bệnh biết. Bởi đa phần bệnh nhân đều sử dụng theo cảm tính, “bạ đâu uống đó” không tuân thủ đúng theo đơn bác sĩ kê.

Có trường hợp bệnh không cần dùng thuốc người bệnh lại đem uống và ngược lại. Kết quả là sau quá trình điều trị bệnh không khỏi mà có dấu hiệu ngày càng nặng hơn. Và cuối cùng là bệnh nhân vẫn “lăn tăn” tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi bị viêm phế quản có cần dùng kháng sinh không?

Viêm phế quản có cần dùng kháng sinh không?

Theo PGS. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Diệu Thúy (Trưởng bộ môn nhi Đại học Y Hà Nội) cho hay: “Bị viêm phế quản có cần dùng kháng sinh hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp tính đều không cần dùng đến thuốc kháng sinh, bệnh có thể tự khỏi sau đó vài ngày hoặc vài tuần. Do đó, việc sử dụng thuốc trong trường hợp này là không cần thiết, vì sử dụng thuốc kháng sinh diện rộng có thể làm tăng chi phí điều trị, đồng thời làm gia tăng tỷ lệ kháng thuốc và gây khó khăn trong quá trình chữa trị về sau.

Một số trường hợp viêm phế quản nên dùng kháng sinh và không nên dùng như sau:

1/ Trường hợp viêm phế quản không cần dùng thuốc

Các bác sĩ bệnh đường hô hấp cho biết, những bệnh nhân mắc bệnh viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản cấp tính có những biểu hiện do vi rút gây ra như sốt cao, ho khan, ho có đờm hoặc cơ thể uể oải, đau mỏi, đau đầu,… không cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Hay nói theo y khoa, thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trong trường hợp này.

Vì thế, để cải thiện bệnh, đặc biệt là chứng ho do viêm phế quản gây ra, bệnh nhân chỉ cần uống nhiều nước. Tuyệt đối, không sử dụng thuốc giảm ho để điều trị viêm phế quản cấp. Bởi thuốc chỉ có tác dụng làm giảm bài tiết đờm, giúp giảm các triệu chứng của bệnh tạm thời nhưng không có công dụng chữa dứt điểm bệnh, đồng thời còn làm chậm quá trình hồi phục bệnh.

Bị viêm phế quản có cần dùng kháng sinh không? viêm phế quản có nên dùng kháng sinh

Mặt khác, trong trường hợp viêm phế quản cấp nếu sốt không quá cao trên 38,5 độ C, bệnh nhân cũng không nên sử dụng thuốc hạ sốt để hạ nhiệt cơ thể. Tốt nhất nên áp dụng các mẹo giảm sốt từ dân gian. Ngoài ra, nếu bạn đã dùng thuốc hạ sốt, bạn nên dùng một lần không nên chia đều thuốc hạ sốt uống trong ngày, bởi việc làm này sẽ gây khó khăn trong việc phân biệt người bệnh hết sốt do dùng thuốc hay do bệnh chuyển biến tốt.

Trong trường hợp viêm phế quản ở mức độ nhẹ hoặc bệnh mới phát, các triệu chứng bệnh xuất hiện rồi cũng nhanh chóng tan biến, người bệnh sẽ trở lại với đời sống sinh hoạt bình thường ngay sau đó không lâu. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các mẹo nêu trên mà các triệu chứng bệnh vẫn không thuyên giảm mà ngày càng nặng hơn, cách duy nhất bạn nên đến ngay cơ sở gần nhất để bác sĩ khám và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

2/ Trường hợp viêm phế quản cần dùng thuốc kháng sinh

Những trường hợp viêm phế quản dùng thuốc kháng sinh chủ yếu là do người bệnh nhiễm vi khuẩn. Dấu hiệu nhận biết điển hình khi bệnh tiến triển hơn 10 ngày như, bệnh nhân thường khạc có đờm và đờm có màu vàng hay màu xanh. Và để chắc chắn cho kết luận bệnh nhân bị viêm phế quản do nhiễm khuẩn gây ra, lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu ngoại vi để kiểm tra số lượng bạch cầu trong máu. Nếu bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao, khi đó, bệnh nhân cần dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.

Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị viêm phế quản như quinolone, macrolide, betalactam và một số loại khác. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh loại nào cùng với liều lượng và thời gian điều trị như thế nào còn tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Do đó người bệnh chỉ cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý dùng thuốc, thay đổi liều dùng hay ngưng thuốc giữa chừng. Bởi việc làm này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thúc đẩy tình trạng nhờn và kháng thuốc ở vi khuẩn lên cao, làm giảm khả năng chữa bệnh.

Vậy, bị viêm phế quản có cần dùng kháng sinh không? Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ quyết định bệnh nên dùng thuốc kháng sinh hay chỉ cần áp dụng các mẹo đơn giản từ dân gian. Tuy nhiên, để ngăn ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân nên thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa. Tuyệt đối, không nên sử dụng bất cứ loại thuốc kháng sinh nào nếu không muốn sức khỏe và bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

BTV: Hạ Thiên

→ Bạn nên tham khảo:

Bài viết liên quan

Hội chứng loạn cảm họng và những thông tin cần biết

Các triệu chứng giữa bệnh viêm họng và loạn cảm họng thường khá giống nhau...

Bệnh viêm họng nổi hạch và những điều cần hết sức lưu ý

Viêm họng nổi hạch là biểu hiện thường gặp khi cơ thể bị chống lại...

Bệnh viêm họng hạt có khả năng lây lan không?

Không chỉ riêng gì người không bị bệnh mà khá nhiều bệnh nhân mắc bệnh...

Những nguyên nhân khiến bạn bị bệnh viêm họng hạt

Không có căn bệnh nào “dai dẳng” như viêm họng hạt, bệnh nhân hết sưng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *