Bệnh viêm họng đỏ là gì chắc hẳn luôn là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Làm sao để nhận biết bệnh viêm họng đỏ cũng như cách điều trị viêm họng đỏ là câu hỏi mà chúng tôi nhận được trong suốt những ngày qua. Bởi thời tiết giao mùa và thất thường dạo trước đã khiến tỷ lệ người mắc bệnh viêm họng đỏ chỉ tăng không giảm, gây nhiều lo lắng cho người bệnh và gia đình.

Bệnh viêm họng đỏ là gì?
Viêm họng đỏ là một dạng viêm nhiễm của bệnh viêm họng nói chung. Bệnh thường xuất hiện đột ngột và thường bị tái phát nhiều lần nếu không chăm sóc và phòng ngừa kĩ lưỡng. Ngoài ra, bệnh viêm họng đỏ còn được xem là một thể cấp tính của viêm họng cấp.
Triệu chứng viêm họng đỏ
Vì đối tượng có khả năng mắc bệnh viêm họng đỏ không giới hạn ở bất kì độ tuổi nào nên cần dựa vào các nguyên nhân, dấu hiệu viêm họng mãn tính để xác định bệnh.
Một số triệu chứng viêm họng đỏ có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp thông thường khác. Vậy nên khi có bất kì các dấu hiệu nào dưới đây, người bệnh cần đến gặp các bác sĩ để được khám chữa trong thời gian sớm nhất có thể.
Thân nhiệt không ổn định: Như đã biết, người bình thường có độ thân nhiệt ở khoảng 36-37 độ C. Những người thấp/cao hơn ngưỡng trung bình đều có khả năng đang mắc bệnh. Đặc biệt khi bị viêm họng đỏ, thân nhiệt của người bệnh luôn ở dạng cao hơn, thậm chí là sốt 38 – 39 độ.
Đau đầu,chóng mặt: Khi các ổ viêm nhiễm lan rộng sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của toàn bộ cơ thể. Vì vậy những bệnh nhân viêm họng đỏ thường dễ bị cảm mạo, choáng váng, ù tai, hoa mắt.
Cảm giác ớn lạnh: Kèm theo sốt thường là ớn lạnh. Dù thân nhiệt có đang cao đến mấy, người bệnh luôn dễ bị rùng mình, tay chân lạnh cóng.

Họng đau rát: Bạn không nên bỏ qua cảm giác khô tấy ở niêm mạc vì chúng có thể tạo thành ảnh hưởng đến vị giác, làm mất cảm giác ngon miệng, gây chán ăn, uể oải, nuốt vướng, nuốt khó. Ngoài ra, bệnh viêm họng đỏ còn làm bệnh nhân tiết nhiều nước bọt, miệng hôi.
Niêm mạc phù nề, sưng đỏ: Một triệu chứng nhận biết viêm họng đỏ là quan sát vòm họng. Khu vực bị viêm trông sẽ to hơn bình thường, đỏ rát, có khi chảy máu hoặc xâm lấn khí quản và thực quản, tạo khó khăn trong hô hấp và ăn uống.
Nổi hạch: Khi tình trạng kéo dài hoặc điều trị sai cách, hạch ở cạnh hàm sẽ nổi u. Đó là “cảnh báo” về mức độ nặng của bệnh viêm họng đỏ mà người bệnh tuyệt đối không thể bỏ qua.
Phân loại các dạng viêm họng đỏ thường gặp
Nói đến viêm họng đỏ, ta sẽ thường gặp 3 biến thể của chúng bao gồm:
- Viêm họng đỏ xuất tiết: đây là trường hợp dễ gặp nhất, dễ phát hiện nhất. Niêm mạc sẽ sưng đỏ hơn thông thường, kèm theo sốt nhẹ và đau đầu, rát họng.
- Viêm họng đỏ phát ban: khi bệnh nhân mắc bệnh sởi hoặc rubeon, người sẽ có những đốm đỏ dưới bề mặt da, kèm theo chính là viêm họng đỏ.
- Viêm họng liên cầu khuẩn của thấp khớp cấp: một dạng cuối cùng thường gặp là do nhiễm phải liên cầu tan huyết nhóm A. Đây là dạng nghiêm trọng và nguy hiểm, cần phải nhờ đến sự trợ giúp của nhóm kháng sinh mới có thể triệt tiêu hoàn toàn mầm bệnh.
Cách chữa bệnh viêm họng đỏ
Nhìn chung, bệnh viêm họng đỏ không gây nguy hại nhiều đến tính mạng nhưng có thể để lại các biến chứng đến sức khỏe về sau. Vì vậy việc chữa trị bệnh viêm họng đỏ cũng cần được cân nhắc và chú trọng. Ngày nay có các phương pháp chữa viêm họng đỏ phổ biến như:
Dùng thuốc Tây y: đa phần viêm họng đỏ sẽ được điều trị bằng kháng sinh. Ngoài ra là thuốc hạ sốt, giảm đau và thuốc tiêu viêm, chống phù nề phế quản. Kháng sinh sẽ tiêu diệt khuẩn bệnh trong thời gian ngắn nhất, sớm nhất và đơn giản nhất. Tuy nhiên cần phải đi theo đúng liều lượng và liệu trình của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Đông y: song song với Tây y chính là phương pháp trị viêm họng bằng các bài thuốc cổ truyền. Các bài thuốc này thường có nguồn gốc là thảo dược tự nhiên, sau các công đoạn phơi sao hốt sắc thì được nấu thành thuốc uống. Dù vậy, chữa viêm họng với Đông y có thể sẽ tốn của người bệnh thêm nhiều thời gian và công sức mới thấy được hiệu quả.

Mẹo dân gian: người Việt thường có thói quen tự mình tìm cách điều trị trước khi tìm đến bác sĩ. Một số mẹo dân gian thường được áp dụng để trị bệnh viêm họng đỏ thường được dùng là mật ong, lá hẹ, gừng, … Với các bài thuốc dân gian trên, người bệnh không cần tốn nhiều chi phí để cải thiện tình trạng bệnh. Nhưng đồng thời, người bệnh phải dành thời gian hơn cả so với Đông y để cảm nhận hiệu nghiệm. Dựa vào cơ địa và mức độ nặng/nhẹ của mỗi người mà dược hiệu của mẹo dân gian thể hiện sẽ khác nhau.
Lời khuyên cho người bệnh viêm họng đỏ
Hiểu được những khó khăn, mệt mỏi của người bệnh khi bị viêm họng đỏ “làm phiền”, bạn hãy ghi nhớ những lưu ý mà chúng tôi sắp đưa ra dưới đây để giảm bớt cũng như phòng ngừa bệnh nhé.
Giữ ấm cơ thể: Điều đầu tiên cần phải “thuộc lòng” để chắc rằng cơ thể luôn được khỏe mạnh và gìn giữ chính là nhiệm vụ giữ ấm cơ thể, nhất là giữ ấm cổ họng.
Uống nhiều nước: Dù bệnh hay chưa, uống nước chưa bao giờ là việc làm dư thừa. Hãy nhớ uống ít nhất 2l nước mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng và làm sạch vòm họng.
Ăn đồ thanh đạm: Phế quản liên quan cực mật thiết với thực quản và tiêu hóa. Vậy nên những đồ không quá nóng/lạnh, ít dầu mỡ, ít cay nóng sẽ bảo vệ cổ họng bạn khỏi trầy xước, sưng viêm.

Vận động: Tập thể dục mỗi ngày là biện pháp nâng cao sức đề kháng cũng như hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, thường xuyên chơi thể thao sẽ giúp ngăn ngừa các loại bệnh lý khác.
Dùng vật dụng che chắn: Hạn chế để cổ họng và mũi tiếp xúc với khói bụi. Nếu bắt buộc, hãy chắc chắn đã có khẩu trang, nón mũ để bảo vệ chúng khỏi môi trường ô nhiễm.
Đến gặp bác sĩ: Dù là áp dụng bất kì cách chữa trị viêm họng đỏ nào cũng vậy, điều cần thiết là hãy nhờ các chuyên gia tư vấn khám chữa. Họ sẽ giúp bạn xác định đúng nguyên nhân cũng như tình trạng bệnh lý, từ đó đưa ra các lời khuyên và phương hướng điều trị hữu ích.
Với những thông tin cho câu hỏi: Bệnh viêm họng đỏ là gì, hi vọng các bạn đã phần nào hiểu thêm về nó cũng như biết được các cách thức chữa trị khác nhau. Hãy ghi nhớ rằng Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy tạo cho mình những thói quen sinh hoạt lành mạnh để nỗi lắng lo mắc bệnh sẽ chẳng bao giờ tới.
Xin chúc sức khỏe!
➥ Những kiến thức cần “thuộc nằm lòng”:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!