Ung thư lưỡi và nhiệt miệng khác nhau như thế nào?

Thứ Năm, 01-11-2018

Ung thư lưỡi và nhiệt miệng thường có những dấu hiệu tương đồng rất dễ gây nhầm lẫn trong việc chẩn đoán bệnh và dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.

Đừng nhầm lẫn giữa ung thư lưỡi và nhiệt miệng để tránh hậu quả nghiêm trọng

Theo thông tin báo Dân Trí đưa vào ngày 23/4/2018 về trường hợp nhầm lẫn giữa ung thư lưỡi mà cứ ngỡ là nhiệt miệng của anh H.V.T (54 tuổi, ngụ tại Bắc Giang). Anh H.V.T bị nhiệt miệng 1 tuần nhưng sau đó bệnh không khỏi. Thế là, anh quyết định ra tiệm mua thuốc về tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị bệnh vẫn không khỏi mà có dấu hiệu nặng hơn, vết loét ở miệng ngày càng to hơn gây cản trở đến khả năng ăn uống.Lúc này, anh mới đến bệnh viện khám và anh tá hỏa khi nhận được kết quả chẩn đoán mắc bệnh ung thư lưỡi.

Ung thư lưỡi và nhiệt miệng
Nhầm lẫn giữa ung thư lưỡi và nhiệt miệng dẫn đến việc điều trị sai và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Không chỉ riêng trường hợp của anh H.V.T mà có nhiều trường hợp, người bệnh thường không thể phát hiện sớm chứng bệnh ung thư lưỡi và dễ nhầm lẫn bệnh với các bệnh liên quan ở miệng bởi triệu chứng bệnh thường không rõ ràng cộng với việc bệnh nhân thiếu kiến thức hiểu biết về bệnh. Chính vì vậy, hầu hết trường hợp bệnh khi đến bệnh viện khám, bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng và gây khó điều trị. Có bệnh nhân ung thư lưỡi tiến triển sang giai đoạn cuối và bác sĩ buộc phải cắt bỏ toàn bộ lưỡi. Do đó, để cải thiện và ngăn ngừa bệnh phát triển, người bệnh cần phân biệt rõ giữa bệnh ung thư lưỡi và nhiệt miệng.

Phân biệt ung thư lưỡi và nhiệt miệng

Việc phân biệt chính xác ung thư lưỡi và nhiệt miệng sẽ giúp người bệnh chẩn đoán bệnh sớm, làm tăng khả năng thành công trong quá trình điều trị.

1/ Điểm giống nhau giữa ung thư lưỡi và nhiệt miệng

Một trong những điểm giống nhau của ung thư lưỡi và nhiệt miệng là trên lưỡi người bệnh đều xuất hiện những mảng đốm màu trắng hoặc màu đỏ. Điều quan trọng hơn đó là các đốm này sẽ lan rộng và gây lở loét, đau nhức, ảnh hưởng đến việc ăn uống của bệnh nhân.

2/ Điểm khác nhau của ung thư lưỡi và nhiệt miệng

✪ Nguyên nhân gây bệnh

  • Ung thư lưỡi: Nguyên nhân gây ung thư lưỡi là do biến chứng của bệnh viêm chân răng hoặc do lạm dụng rượu và thuốc lá. Ngoài ra, ung thư lưỡi cũng có thể là do nhiễm vi rút HPV (Human papillomavirus) sinh dục thông qua đường miệng.
  • Nhiệt miệng: Bệnh hình thành có thể là do dị ứng (bệnh theo mùa) hay do di truyền. Ngoài ra, cơ thể phản ứng với liên cầu khuẩn stepotococcus cũng gây nhiệt miệng hoặc bệnh là do xuất hiện các vết xước trong khoang miệng mà ra.

✪ Dấu hiệu nhận biết

Ung thư lưỡi:

  • Người bệnh bị nhiệt miệng trong thời gian dài.
  • Kích thước của đầu lưỡi bất thường, sưng to và gây đau rát.
  • Xuất hiện tổn thương trên lưỡi như loét và các vết loét này phát triển nhanh lan rộng ra khắp lưỡi, thậm chí xuất hiện những cục u cứng ở những vị trí nhất định.
  • Màu sắc lưỡi thay đổi chuyển sang màu đen, trắng hoặc đỏ.
  • Đôi lúc bệnh nhân cảm thấy khó khăn khi vận động đầu lưỡi.
  • Sút cân và sốt cao.
  • Hơi thở có mùi hôi và thối, nước bọt điều tiết ra nhiều, đôi khi kèm theo máu.
  • Và dễ nhận biết nhất đó là người bệnh gặp khó khăn khi ăn hoặc uống.
Phân biệt ung thu lưỡi và nhiệt miệng
Ung thư mũi và nhiệt miệng thường có những dấu hiệu tương đồng nhưng nếu để ý kỹ chúng lại khác nhau.

Nhiệt miệng:

  • Người bị nhiệt miệng ban đầu thường cảm thấy sưng đau, khoang miệng xuất hiện một vài vết loét gây trở ngại cho việc nhai và nuốt thức ăn. Thông thường, các vết loét có màu trắng thường hiện diện ở lưỡi và má trong gây đau và sưng ở những vùng xung quanh, thậm chí có người nổi hạch ở hai bên má hoặc quai hàm.
  • Các vết loét do nhiệt miệng gây ra thường biến mất sau đó khoảng 7 – 10 ngày kể từ khi xuất hiện. Tình trạng đau nhức, sưng sẽ giảm dần. Người bệnh chỉ cần bổ sung đầy đủ vitamin C và B, ngưng sử dụng các loại thức uống, đồ ăn có tính nóng,… bệnh sẽ khỏi sau 10 ngày.
  • Tuy nhiên, đối với trường hợp áp xe miệng bị viêm sưng kéo dài, khi đó người bệnh cần dùng kháng sinh mạnh nên thời gian khỏi bệnh có thể lâu hơn.

⇒ Phòng tránh ung thư lưỡi và nhiệt miệng

Một trong những điều quan trọng nhất để điều trị bệnh hiệu quả là không phải chờ bệnh khởi phát rồi mới tiến hành chữa mà người bệnh hãy chặt đứt mầm bệnh ngay từ đầu bằng các biện pháp phòng tránh. Cụ thể, để tránh ung thư lưỡi và nhiệt miệng, bệnh nhân nên thực hiện theo các chỉ dẫn dưới đây.

  • Người bệnh nên thường xuyên vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Cách làm này giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa bệnh hình thành khá hiệu quả.
  • Đảm bảo chế độ ăn uống đủ nước, giàu rau xanh, trái cây, đặc biệt là những thực phẩm chứa chất chống viêm, vitamin A, E, C và khoáng chất chứa kali,….
  • Để giảm nhiệt miệng, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh. Bởi thuốc có thể làm tăng sinh nhiệt, gây nóng cơ thể và khiến bệnh lâu lành hơn. Cách tốt nhất để hạ nhiệt cơ thể, giảm nóng các bạn nên sử dụng các loại thuốc chiết xuất từ thảo dược hoặc các thảo dược từ tự nhiên như nước rau má, bột sắn dây, nước dừa,…

Nếu không có kiến thức chuyên môn rất khó để phân biệt bệnh ung thư lưỡi và nhiệt miệng. Do đó, khi có dấu hiệu bất thường xuất hiện, các bạn nên đi khám ngay để tránh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra về sau.

BTV: Nhật Hạ

→ Có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan

Hội chứng loạn cảm họng và những thông tin cần biết

Các triệu chứng giữa bệnh viêm họng và loạn cảm họng thường khá giống nhau...

Bệnh viêm họng nổi hạch và những điều cần hết sức lưu ý

Viêm họng nổi hạch là biểu hiện thường gặp khi cơ thể bị chống lại...

Bệnh viêm họng hạt có khả năng lây lan không?

Không chỉ riêng gì người không bị bệnh mà khá nhiều bệnh nhân mắc bệnh...

Những nguyên nhân khiến bạn bị bệnh viêm họng hạt

Không có căn bệnh nào “dai dẳng” như viêm họng hạt, bệnh nhân hết sưng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *