Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc

Thứ Năm, 17-07-2014

Do khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt trong năm, cộng thêm việc môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm nặng, chế độ sinh hoạt ngày càng thiếu khoa học…Làm cho các bệnh về đường hô hấp có tỷ lệ tăng vọt. Trong đó không thể không nói tới bệnh viêm amidan, vì bệnh này gây rất nhiều phiền toái cho người lớn và trẻ nhỏ, bệnh khó chữa lại dễ tái phát nên làm rất nhiều người hoang mang lo lắng vì không biết tìm giải pháp gì để phòng và điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan khám bệnh cho bệnh nhân

Thấu hiểu nỗi lo lắng của mọi người về bệnh viêm amidan nên hôm nay chúng tôi mời tới chương trình Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền TW, Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Cùng theo dõi những thông tin mà Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan chia sẻ về bệnh viêm amidan ngay sau đây.

Ban biên tập: Thưa bác sĩ, hiện nay bệnh viêm amidan đang rất phổ biến ở nước ta. Vậy định nghĩa đúng về bệnh viêm amidan như thế nào? Những nhóm tuổi nào có nguy cơ mắc bệnh thưa bác sĩ.
Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan: Cảm ơn câu hỏi của các bạn, theo tôi, tuy đây là bệnh phổ biến nhưng hiện nay rất ít người có thể hiểu biết cụ thể về bệnh, thường mỗi người rất mơ hồ, đôi khi họ không biết amidan là gì.
Thực chất amidan là nơi sản xuất ra những kháng thể miễn dịch rất cần thiết chống lại viêm amidan vì nhờ những kháng thể này nó bảo vệ miễn dịch vững chắc cho vùng họng miệng, Đối với độ tuổi từ 4 – 10 tuổi những kháng thể này hoạt động mạnh nhất và giảm dần khi đến tuổi dậy thì, dần dần nó sẽ không còn hoạt động mạnh nữa. Trong khi đó do yếu tố tác động như môi trường, vệ sinh…làm vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào gây nên tình trạng amidan bị viêm. Mới đầu thì gọi là viêm amidan cấp tính, nhưng nếu như kéo dài, hoặc thường xuyên tái phát nhiều lần khi đó gọi là mãn tính. Còn nhóm tuổi bị viêm amidan thường rất đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là trẻ nhỏ từ 10 tuổi trở đi là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh viêm amidan.

Ban biên tập: Xin bác sĩ cho biết thêm về nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh viêm amidan?
Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan: Đối với bệnh viêm amidan thì nguyên nhân chủ yếu chính là do vi khuẩn gây nên. Liên quan tới vấn đề này tôi xin trình bày rõ cho mọi người biết nguyên nhân như sau:
– Do cấu trúc của amidan: amidan có nhiều khe hốc, là nơi vi khuẩn dễ trú ẩn và phát triển. Hơn nữa amidan nằm trên ngã tư đường ăn đường thở là cửa ngõ cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào.
– Khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng yếu dẫn tới khả khả năng bị viêm đường hô hấp trên, hoặc do lạnh, do nhiễm siêu vi và cảm cúm chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm amidan.
– Bệnh chủ yếu do liên cầu tán huyết beta nhóm A gây ra. Xâm nhập và phát triển gây bệnh phổ biến.
– Ngoài ra, do vi khuẩn bạch hầu gây ra hoặc do nấm ở người suy giảm miễn dịch cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm amidan. Nguyên nhân thì rất nhiều cũng có thể do nhiều yếu tố kết hợp lại với nhau nên cần ý thức chăm sóc sức khỏe để phòng bệnh.
Ban biên tập: Xin bác sĩ cho biết thêm triệu chứng của bệnh viêm amidan là gì và nhận biết mình bị bệnh ra sao?
Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan: Đối với viêm amidan không khó để nhận biết bệnh, quan sát kĩ những triệu chứng sau đây bạn sẽ nhận biết bệnh dễ dàng như sau:
– Triệu chứng toàn thân: cơ thể thường cảm thấy rét đột ngột và sau đó sẽ bị sốt cao từ 38-39 độ. Người bệnh sẽ cảm thấy mệ mỏi, nhức đầu, chán ăn, toàn thân có hội chứng nhiễm trùng và nước tiểu có màu đỏ,  ngứa, vướng họng khi nuốt, mệt mỏi, nhức đầu. Cùng với đó, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, thở khó đặc biệt là về ban đêm nên thường ngáy, bắt đầu có cảm giác khô rát ở cổ họng và nhức đầu.
– Triệu chứng thực thể: Viêm amidan do vi khuẩn gây ra sẽ khiến cho amidan sưng to và đỏ, ngoài ra amidan sẽ xuất hiện những mủ trắng ở bề mặt. Người bệnh sẽ xuất hiện những hạch ở góc hàm gây sưng và đau, đau có thể lan lên tai; họng đỏ, amidal sưng và có thể được phủ bởi những chấm trắng; có thể sốt cao; có thể sưng hạch dưới hàm và hạch cổ, đau đầu; có thể mất tiếng hoặc thay đổi giọng nói.
Ban biên tập: Thưa bác sĩ, hiện nay đã phương pháp điều trị bệnh này chưa, việc muốn điều trị bệnh này hiệu quả nhất thì nên dùng biện pháp nào?
Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan: Viêm amidan có thể nói là bệnh lành tính, nên việc thực hiện điều trị càng sớm thì khỏi càng nhanh, cũng như không phải dùng tới các biện pháp mạnh tay như phẫu thuật cắt bỏ amidan. Hiện nay có thể điều trị khỏi amidan bằng thuốc, nhưng bên cạnh đó một số trường hợp bệnh nặng và thường xuyên tái phát nhiều lần trong năm thì bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan.
Chính vì tôi khuyên mỗi người khi mắc bệnh viêm amidan thì nên tới bệnh viện khám xem mình ở mức độ nào để áp dụng phương pháp điều trị thích hợp. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, nhất là đối với các loại thuốc kháng sinh, việc uống kháng sinh có thể làm tình trạng bệnh dứt nhanh hơn nhưng có yếu điểm là càng về sau càng phải sử dụng liều lượng lớn hơn với tần suất dày hơn. Lâu dần dẫn đến tình trạng nhờn thuốc không thể kiểm soát được.
Để có hiệu quả bền vững và an toàn bạn có thể tới Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc để khám và điều trị bệnh bằng các bài thuốc đông y. Việc sử dụng đông y điều trị viêm amidan cũng là một phương an toàn mà bạn nên chọn.
Ban biên tập: Thưa bác sĩ bệnh chủ yếu mắc phải ở trẻ nhỏ, vậy bác sĩ có thể nêu ra một số biện pháp phòng tránh bệnh ở trẻ nhỏ hiệu quả không ạ? 
Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan: Bệnh do vi khuẩn gây bệnh là chính nên bạn cần cách ly với chúng, sống trong một môi trường sạch sẽ, tạo những thói quen tốt như:
– Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng và đường hô hấp cho trẻ. Có thể dùng nước muối sinh lý NaCl 9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ khi bé bị sổ mũi. Với những trẻ đang còn bú nên làm sạch miệng cho trẻ bằng gạc y tế. Đối với những trẻ đã có khả năng súc miệng đánh răng, nên hướng dẫn cho trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách, nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
– Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là giữ ấm cổ và tay chân.
– Môi trường cho bé sạch sẽ và thông thoáng, tránh xa khói bụi. Khói thuốc và bụi bẩn cũng là một trong những nguyên nhân đầu tiên làm cho trẻ bị viêm amidan.
– Với những trẻ có tiền sử về đường hô hấp và viêm amidan nên hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh như trái cây, yaourt, kem… Tuyệt đối không nên cho trẻ ăn và uống thực phẩm chung với đá lạnh.
– Thường xuyên rửa tay và giữa vệ sinh sạch cho trẻ. Nếu trẻ giữ vệ sinh không sạch, không thường xuyên rửa tay, khi chơi tay bẩn sau đó cho miệng vi khuẩn sẽ vào họng ồ ạt gây nên bệnh viêm amidan.
Biên tập viên: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ bổ ích của bác sĩ khi tới với chương trình. Chúc bác sĩ luôn thành công trong công việc và cuộc sống!
Có thể bạn chưa xem:
Bài viết liên quan
Chữa viêm họng ở đâu tốt nhất

Khám chữa viêm họng ở đâu tốt TP.HCM?

Nên khám và chữa viêm họng ở đâu mới uy tín và an tâm luôn...

Địa chỉ phòng khám, bác sĩ tai mũi họng ở Hải Dương

Chào chuyên mục! Có thể cung cấp cho tôi một số phòng khám cũng như...

Khám viêm họng ở đâu tốt nhất hiện nay?

Khám viêm họng ở đâu tốt nhất hiện nay? Đang là câu hỏi nhận được...

Địa chỉ phòng khám bác sĩ tai mũi họng giỏi ở Hải Phòng

Thời tiết thay đổi thất thường kèm theo đó là ô nhiễm môi trường nên...

Ý kiến độc giả (2 bình luận)

  1. Hương Nguyễn says: Trả lời

    Ai đã từng chữa bệnh tại trung tâm thuốc dân tộc rồi cho mình hỏi có hiệu quả không vậy? mình thấy bài viết phân tích khá đúng, ông xã mình cũng đang bị những triệu chứng như vậy, đi Bạch Mai các bác sĩ bảo phải cắt amidan nhưng sợ nhiều rủi ro khi làm tiểu phẫu nên chồng mình chưa đi cắt.

    1. Hằng says:

      Cắt không khỏi hoàn toàn được đâu bạn, mẹ mình cũng bị viêm amidan, các bác sĩ cũng bảo cắt, nhưng cắt được 4 năm giờ lại tái phát, mình đang chuyển hướng cho mẹ mình sang sử dụng thuốc đông y đây.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *