Dấu hiệu viêm amidan như thế nào? Viêm amidan được chia thành: Viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính, mặc dù dấu hiệu viêm amidan cấp và mãn tính về cơ bản là giống nhau, nhưng cách điều trị lại khác nhau. Viêm amidan cấp tính chỉ cần điều trị nội khoa và nghỉ ngơi là sẽ khỏi, nhưng đối với viêm amidan mãn tính, có thể phải can thiệp phẫu thuật cắt amidan. Việc nhận biết triệu chứng bị viêm amidan trong từng giai đoạn và áp dụng phương pháp chữa trị phù hợp là rất cần thiết.
Nội dung bao gồm:
I. 6 Dấu hiệu viêm amidan điển hình nhất
- Sốt cao đột ngột
- Khó thở, ngáy to
- Khó khăn khi phát âm
- Đau rát họng, nuốt vướng
- Xuất tiết chất dịch ở mũi, họng
- Amidan sưng tấy, đỏ
II. Phân loại triệu chứng viêm amidan theo từng thể bệnh cấp tính và mãn tính
Amidan là một trong những khối bạch huyết thuộc vòng Waldeyer của vùng họng, chúng nằm ở ngã tư giữa đường ăn và đường thở. Trong lớp dưới niêm mạc của vùng họng mũi và vùng họng miệng có một hệ thống tổ chức bạch huyết rất phong phú, trong đó có những vùng mà tổ chức bạch huyết này tập trung thành những khối theo một vòng tròn ở mặt trước của họng gọi là vòng bạch huyết Waldeyer, gồm: amidan vòm hay còn gọi là VA, amidan vòi, amidan khẩu cái và amidan đáy lưỡi.
VA và amidan lúc sinh ra đã có và là tổ chức bình thường của con người, chúng phát triển ở giai đoạn trẻ nhỏ và thiếu nhi rồi teo nhỏ dần ở người lớn. Viêm amidan không biến chứng ở trẻ em là quá trình có lợi cho cơ thể vì giúp cho cơ thể hình thành sự miễn dịch cần thiết và chúng chỉ trở thành bệnh lý khi tái phát thường xuyên hoặc có biến chứng; còn viêm amidan ở người lớn là cần điều trị. Nhiều trường hợp bị viêm amidan cấp chuyển sang mãn tính và cần phải cắt bỏ tổ chức này bởi chúng gây ra không ít phiền toái trong sinh hoạt, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.
I. 6 Dấu hiệu viêm amidan điển hình nhất
Viêm amidan thường có những triệu chứng giống với các chứng bệnh về đường hô hấp khác. Do đó, nhiều người hay bị nhầm lẫn và dẫn đến việc phát hiện bệnh muộn, điều trị bệnh không đúng khiến bệnh nặng hơn. Dưới đây là 6 dấu hiệu viêm amidan điển hình nhất mà mọi người cần biết để giúp nhận biết bệnh sớm, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.
1. Sốt cao đột ngột
Cơ thể sốt cao đột ngột là dấu hiệu khởi phát viêm amidan, người bệnh có thể sốt cao 39-40 độ và thường sốt về chiều. Ngoài sốt, còn kèm theo một số triệu chứng khác như: Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn. Dấu hiệu này thường khiến người bệnh nhầm lẫn với các bệnh cảm cúm thông thường rất nguy hiểm.

2. Khó thở, ngáy to
Viêm amidan gây khó thở, ngáy to là vì khi amidan ở cuống họng bị sưng to gây nên tình trạng chèn ép lấp cuống họng. Từ đó làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn cũng như việc thở của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Triệu chứng khó thở thường xuất hiện vào đêm hoặc khi ngủ, kèm theo đó là ngủ ngáy, thậm chí có thể bị ngưng thở khi ngủ rất nguy hiểm.
3. Khó khăn khi phát âm
Amidan sưng to không chỉ khiến người bệnh ăn uống khó khăn, mà còn gây ảnh hưởng đến giọng nói, cách phát âm. Thường thì khi bị viêm amidan người bệnh hen ho, khạc nhổ nhiều nên bị đau họng, lâu ngày sẽ trở nên khàn tiếng và nói không rõ tiếng.
4. Đau rát họng, nuốt vướng
Một trong những dấu hiệu viêm amidan điển hình nhất mà chúng ta thường gặp đó là đau rát cổ họng, khó chịu khi nuốt. Khi bị viêm, amidan sẽ gia tăng kích thước khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, vướng víu, nhất là khi ăn uống, nước nước bọt. Khi ho bệnh nhân có cảm giác đau rát cổ họng, đôi khi đau nhói lên cả phần tai.

5. Xuất tiết chất dịch ở mũi, họng
Khi bị viêm amidan, ở phần mũi và họng của người bệnh có thể xảy ra tình trạng xuất tiết chất dịch. Chất dịch này khiến cho họ luôn trong tình trạng sụ sùi, chảy mũi khó chịu. Những dịch này có thể loãng hay đặc, có màu trắng hoặc màu vàng tuỳ theo từng mức độ bệnh khác nhau của mỗi người.
6. Amidan sưng tấy, đỏ
Đối với trường hợp do virus gây nên thì khi nhìn vào cổ họng sẽ thấy amidan bị sưng và tấy đỏ, niêm mạc họng cũng đỏ rực, xuất tiết và nghẹt mũi. Còn nếu bệnh do vi khuẩn gây ra thì trên bề mặt amidan sẽ xuất hiện thêm những chấm mủ hoặc mảng mủ.
Ngoài những triệu chứng điển hình nói trên, người bệnh viêm amidan còn có những triệu chứng toàn thân như: Rét run đột ngột, chán ăn, đau đầu, nước tiểu ít có màu thẫm, táo bón.
II. Phân loại triệu chứng viêm amidan theo từng thể bệnh cấp tính và mãn tính
Viêm amidan gồm: Viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Về cơ bản, triệu chứng của viêm amidan ở 2 giai đoạn này là giống nhau nhưng nếu để ý sẽ thấy rất khác nhau và cách điều trị cũng khác biệt.
1. Triệu chứng bệnh viêm amidan cấp tính
Viêm amidan cấp tính là hiện tượng viêm sung huyết và xuất tiết hoặc viêm mủ của Amiđan khẩu cái, thường do virus hoặc vi khuẩn gây nên. Nếu do virus thường là nhẹ, nếu do vi khuẩn thì nặng hơn, đặc biệt là do liên cầu tan huyết β nhóm A thì rất nguy hiểm. Viêm amidan cấp rất hay gặp, mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng trẻ và thiếu niên là đối tượng bị nhiều hơn cả.

Dưới đây là một số dấu hiệu viêm amidan cấp:
- Triệu chứng toàn thân:
Bệnh bắt đầu đột ngột với cảm giác rét và gai rét rồi sốt 38 độ C – 39 độ C và toàn thân có hội chứng nhiễm trùng. Bên cạnh đó, người thấy mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn, nước tiểu đỏ và đại tiện táo.
- Triệu chứng cơ năng:
Viêm amidan cấp gây nên tình trạng nuốt đau, nuốt vướng; có cảm giác khô rát và nóng ở trong họng, ở vị trí amidan; đau họng, đau nhói lên tai, đau tăng lên khi nuốt và khi ho. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân viêm amidan cấp còn phản ánh tình trạng phải thở khò khè, ngáy to, ho từng cơn có đờm nhầy, khàn tiếng và đau tức ngực.
- Triệu chứng thực thể:
Quan sát thấy: Lưỡi trắng bẩn, miệng khô.
+ Trường hợp nếu viêm amidan do virus còn thất toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực và xuất tiết trong, amidan sưng to và đỏ, các tổ chức bạch huyết thành sau họng cũng sưng to và đỏ. Ngoài ra, có thể kèm theo các triệu chứng khác như chảy mũi, ho, khàn tiếng, viêm kết mạc. Thường không có hạch dưới góc hàm.
+ Nếu là do vi khuẩn thì thấy amidan sưng to và đỏ, trên bề mặt amidan còn có những chấm mủ trắng hoặc mảng bựa trắng. Thường có hạch dưới góc hàm sưng đau. (Lưu ý phân biệt thể này với hạch hầu bằng phương pháp quệt giả mạc soi tươi, cấy vi khuẩn).
Tuy nhiên, sự phân biệt viêm amidan do virus với viêm amidan do vi khuẩn bằng khám lâm sàng chỉ có tính chất tương đối vì đôi khi biểu hiện viêm amidan cấp do virus và vi khuẩn dễ bị nhầm lẫn.
2. Biểu hiện của viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính nếu không điều trị kịp thời và triệt để, tái đi tái nhiều lần sẽ gây nên viêm amidan mãn tính. Quá trình viêm có thể có sự phản ứng của cơ thể làm amidan to ra (viêm amidan thể quá phát) ở người trẻ; hoặc ngược lại viêm amidan teo đi (viêm amidan thể xơ chìm) thường gặp ở những người lớn tuổi.

Thể mãn tính được xác định thông qua các dấu hiệu của viêm amidan mãn tính sau:
- Triệu chứng toàn thân:
Thường nghèo nàn, có khi không có gì khác ngoài những đợt tái phát cấp tính. Người bệnh có thể có tình trạng gầy yếu, da xanh hay bị sốt vặt.
- Triệu chứng cơ năng:
Người bệnh thường than phiền về tình trạng ngứa vướng và rát trong họng, nuốt vướng, thỉnh thoảng phải khạc nhổ do xuất tiết; hơi thở hôi do chất mủ chứa trong các hốc của amidan; ho khan từng cơn nhất là về buổi sáng lúc mới ngủ dậy; giọng nói mất trong, thỉnh thoảng khàn nhẹ.
Ngoài ra, thở khò khè và đêm ngáy to cũng là triệu chứng của viêm amidan mãn tính điển hình do amidan quá phát. Lưu ý, một số trường hợp amidan quá to có thể cản trở ăn, uống, thở và đặc biệt có thể gây nên hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.
- Triệu chứng thực thể:
Gồm 2 thể: Viêm amidan quá phát, viêm amidan xơ teo.
+ Ở thể quá phát: Hai amidan to như hai hạt hạnh nhân ở hai bên thành họng, vượt qua hai trụ trước và sau, có khi gần chạm vào nhau ở đường giữa. Nhìn kĩ thấy niêm mạc họng đỏ nhẹ, trụ trước đỏ sẫm và trong các hốc có khi có ít mủ trắng (viêm amidan mãn tính hốc mủ).
+ Ở thể xơ teo: Hai amidan nhỏ, bề mặt không nhẵn mà gồ ghề, lổ chổ, chằng chịt những xơ trắng – là biểu hiện của viêm đi viêm lại nhiều lần. Nhiều khi bề mặt amidan có những chấm mủ nhỏ, trụ trước và trụ sau dày đỏ sẫm. Amidan thường rất rắn, mất tính mềm mại và khi ấn vào có thể thấy mủ phòi ra từ các hốc.
III. Người bị viêm amidan nên làm gì?
Viêm amidan không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu gặp phải những dấu hiệu viêm amidan thì chúng ta cần thăm khám ngay và song song với đó là thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để giúp bệnh nhanh khỏi, cụ thể:
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tốt nhất nên đánh răng ngày hai lần, ngoài ra nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối. Điều này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn nằm sâu trong họng và răng giúp quá trình điều trị bệnh tốt hơn cũng như phòng ngừa các chứng bệnh viêm họng hiệu quả.
– Giữ ấm vùng cổ họng, nhất là vào mùa đông. Ngoài việc mặc kín đáo người bệnh cũng nên bổ sung các loại trà thảo mộc từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe và cổ họng như trà gừng, trà cam thảo, trà mật ong ấm.
– Uống nhiều nước, mỗi ngày nên uống 2-3 lít nước để giúp làm dịu cổ họng, giữ cho cổ họng được bôi trơn và ẩm ướt để hạn chế các cơn đau và dễ nuốt hơn.
– Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Những thực phẩm mà người bệnh viêm amidan nên bổ sung hàng ngày như: Ăn nhiều rau xanh, các loại cá, thực phẩm giàu vitamin C.
– Loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia, uống nước đá nhiều, thức ăn cay nóng, vì đây đều là những tác nhân khiến bệnh ngày càng trầm trọng.
– Tránh tiếp xúc với môi trường có nhiều khói bụi bẩn bằng cách ra đường cần bịt khẩu trang kín đáo, hạn chế đến những công trường có nhiều bụi, chất độc hóa học.
– Luyện tập cơ thể hằng ngày bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe như chạy bộ, bơi lội, bóng bàn… Những bài tập này giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng giúp chống lại bệnh tật hiệu quả.
Viêm amidan có thể gây ra rất nhiều biến chứng: Biến chứng tại chỗ: áp xe amidan, viêm tấy quanh amidan, áp xe quanh amidan; hay biến chứng gần: Viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy hoặc áp xe thành bên họng; hoặc biến chứng xa: Viêm thận, viêm khớp, viêm tim, cá biệt có thể nhiễm trùng huyết. Ngoài ra, viêm amidan cũng ảnh hưởng đến chức năng nhai nuốt và phát âm, một số trường hợp còn gặp phải biến chứng toàn thân là hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ.
Do đó khi nhận thấy các biểu hiện nghi ngờ là dấu hiệu viêm amidan cần đến ngay các cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán chính xác bệnh lý gặp phải; đồng thời có cách xử lý phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc chữa viêm amidan tại nhà, rất nguy hiểm và có thể khiến bệnh nặng khó chữa hơn. Chúc mọi người sớm khỏi bệnh!
Tổng hợp: Ngọc Trinh
→ Nếu bạn đang bị viêm amidan hãy xem ngay: Tổng hợp cách chữa viêm amidan cấp tính – mãn tính hay
Chao bac sy e co van de ve amidan ko.e tuong xuyen dau o co hong va co chat nhay rat kho chiu.va co luc ho ra nhung cuc dom ma xanh nhat va rat hoi.ko sot va cu dau tai phat luon tuc.nhat la ve mua dong.xin bac sy cho e biet do co phai bi viem amidan ko va cach dieu tri.xin cam on bac sy
cháu bị đau họng khi nói và nuốt cũng thấy đau và cảm giác ở họng có gì đó rất vướng. Hai bên lợi ở góc hàm bị loét và xung quanh đó có lớp màng trắng. Vào buổi trưa và tối bị sốt cao. Như vậy là bị làm sao vậy bác sĩ. Xin bác sĩ tư vấn cho cháu
chào bác sĩ , em có đi khám bác sĩ nói em bị viên amidan , em uống thuốc nhiều nhưng không khỏi , em khám ở phòng khám đa khoa long bình , tp biên hòa ah. em rất sợ bị om thu vị ở phòng khám em so không đủ máy móc để phát hiện bệnh này ah , bác sĩ tư vấn cho em với ah
cam on bac si nhieu