Bướu cổ là tình trạng tuyến giáp tăng đột ngột về thể tích mà nguyên nhân chính là do thiếu iod. Bệnh biểu hiện bên ngoài bằng các khối u ở vùng cổ, đặc biệt là vùng cổ trước. Chế độ ăn uống thiếu muối iod có thể là nguyên nhân hằng đầu gây ra hiện tượng này, song theo các bác sĩ chuyên khoa, bướu cổ còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố nguy cơ khác.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ bướu cổ
Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp nhân là tổn thương thuộc dạng khối nằm trong tuyến giáp. Bướu được phân thành nhân lành tính và ác tính, trong đó gần 80% trường hợp là nhân lành tính. Bướu cổ thường gặp ở phụ nữ vừa mới sinh hoặc có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời, trong đó độ tuổi thường gặp nhất là từ 30-55 tuổi.
Tuy nhiên, một số yếu tố nguy cơ có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bướu cổ ở người bình thường có thể kể đến như:
Giới tính: phụ nữ là đối tượng có nguy cơ bị rối loạn tuyến giáp cao hơn so với nam giới, do đó khả năng phát triển bướu giáp ở họ cũng cao gấp 5 lần so với nam giới.
Yếu tố gia đình: bao gồm các yếu tố mang tính di truyền, thường do sự rối loạn tổng hợp hooc môn tuyến giáp bẩm sinh. Các ca di truyền khi bị bướu cổ thường kèm theo câm điếc, gọi chung là hội chứng Pendred.
Phương pháp điều trị y tế: bao gồm việc dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng virus như cobalt, thionamit, thiocyanad, thuốc tim amiodarone hay thuốc tâm thần lithium…các loại thuốc này có thể gây ức chế sự tập trung iod và làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổng hợp hooc môn ở tuyến giáp. Những phơi nhiễm trong điều trị phóng xạ ở phần ngực hoặc cổ cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bướu cổ.
THÔNG TIN THÊM:
Tuổi tác: trẻ em có xu hướng dễ mắc bướu cổ hơn so với người lớn, đặc biệt là trẻ đang trong độ tuổi dậy thì, vì đây là lúc nhu cầu hooc môn tuyến giáp ở ngoại vi cao nhất.
Bệnh mãn tính: các bệnh mãn tính như tiêu chảy, bệnh thận, viêm đại tràng mãn.. cũng khiến quá trình hấp thụ và thải loại iod bị rối loạn.
Điều kiện môi trường sống: thiếu vệ sinh, nhà cửa chật chội, ăn uống thiếu chất, cũng là nguyên nhân gia tăng nguy cơ mắc bướu cổ. Ngoài ra, nguồn nước tại một số khu vực miền núi có chứa khá nhiều magie, flour, canxi…nên nước có độ cứng cao, do đó người dân thường xuyên sử dụng nguồn nước này vào các mục đích sinh hoạt hằng ngày sẽ làm ảnh hưởng đến sự tổng hợp hooc môn tuyến giáp từ đó dẫn đến bướu cổ.
Bước cổ có thể được chia làm 3 cấp độ sau:
Độ I: phải nhìn kỹ hoặc có khi nhìn nghiêng mới phát hiện được.
Độ II: Nhìn trực diện có thể thấy khối u tại cổ.
Độ III: Bướu đã phát triển to, choáng cả tầm nhìn của người đối diện.
Bướu cổ tuy không gây nguy hại nhiều đến sức khỏe, song bướu gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân gặp khó khăn khi thở, khi nuốt, vài trường hợp có thể gây ho và khàn tiếng. Vì vậy, khi người bệnh phát hiện những dấu hiệu bất thường tại vùng cổ cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được tầm soát và điều trị kịp thời, triệt để.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!