Ngậm nước muối chữa viêm họng cần lưu ý!

Thứ Tư, 26-09-2018

Ngậm nước muối chữa viêm họng vẫn thường được các chuyên gia khuyên người bệnh nên thực hiện tại nhà. Thế nhưng có không ít trường hợp “tá hỏa” vì nhận ra càng ngậm càng bệnh, thậm chí là vết thương lở loét, đau nhức. Vậy sự thật về việc ngậm nước muối chữa viêm họng là gì? Đâu là những tác hại “khôn lường” khi áp dụng nước muối súc miệng sai cách?

súc miệng nước muối chữa viêm họng
Trị viêm họng bằng nước muối có thể dẫn đến nhiều “mối họa” khôn lường nếu sai cách

Ngậm nước muối chữa viêm họng có thật sự tốt?

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng của nước muối đối với lợi ích sức khỏe. Theo các thống kê trên, những người thường xuyên sử dụng nước muối sẽ ít mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời, răng lợi của những người súc miệng với nước muối sẽ chắc khỏe, sáng bóng hơn thông thường rất nhiều.

Theo đó, nhiều kết quả đưa ra đã khẳng định muối chính là “món quà tự nhiên” dành cho con người. Muối – cụ thể là nước muối sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc tăng cường sức đề kháng, diệt khuẩn và làm sạch các ổ viêm mà không gây ra bất kì phản ứng phụ nào với người dùng.

Muối là một dạng khoáng chất có thể cung cấp chất điện giải cho cơ thể. Trong quá trình này, muối giúp giảm bớt sự mệt mỏi, giúp nâng cao việc trao đổi chất và sản sinh kháng thể chống lại nhiều loại bệnh tật. Đồng thời, muối có khả năng làm se dịu vết thương, khiến vết thương khô nhanh và diệt trừ triệt để các khuẩn dịch gây đau đớn, viêm hôi ở người bệnh.

viêm họng ngậm nước muối
Các bác sĩ vẫn thường khuyên rằng viêm họng ngậm nước muối sẽ rất tốt

Với các bệnh về tai mũi họng, đặc biệt là bệnh viêm họng cấp tính, viêm amidan mãn tính,… việc ngậm nước muối chữa viêm họng là điều không thể thiếu nếu muốn nhanh chóng khỏi bệnh. Các vi khuẩn lưu trú ở thành họng sẽ được nước muối cuốn trôi, giảm bớt cảm giác ngứa ngáy và sưng tấy ở khu vực nhiễm bệnh.

Những lưu ý cần phải nhớ khi áp dụng cách ngậm nước muối chữa viêm họng an toàn

Như đã nói từ đầu, có không ít trường hợp những người cũng sử dụng nước muối để súc miệng nhưng lại “kêu trời” vì bệnh mãi chẳng khỏi. Dù rằng muối rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải cứ dùng “đại” là được. Khi thực hiện mẹo ngậm nước muối chữa viêm họng, bạn cần phải đặc biệt lưu ý ở một số điểm sau:

Không phải nhiều là tốt: Nhiều người vẫn còn quan niệm nước muối càng mặn sẽ càng diệt được nhiều vi khuẩn (đặc biệt ở những người tự pha nước muối tại nhà). Tuy nhiên thực tế cho biết, nước muối mặn chắc chắn sẽ “gây hại” cho cơ thể hơn là mang lại các lợi ích. Muối mặn sẽ làm tích tụ iot dư thừa trong cơ thể, gây ra các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, bướu cổ, u giáp,…

Bên cạnh đó, nước muối quá mặn sẽ “bào mòn” các tế bào mẫn cảm trong khoang miệng, dẫn đến việc tổn thương niêm mạc họng, thậm chí là đau rát nướu, tê buốt chân răng,… Hơn nữa, có không ít trường hợp vết thương càng thêm lở loét, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây ra nhiễm khuẩn, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Sai cách – bệnh nặng càng thêm nặng: Ngậm nước muối chữa viêm họng cũng cần thực hiện theo một trình tự nhất định để điều trị và chăm sóc cổ họng đúng cách. Có không ít người “vội vàng” súc nước muối thì nghĩ rằng “đã xong”. Trong vô tình, những vi khuẩn trú ngụ không được làm sạch triệt để sẽ nhanh chóng “manh nha và sinh sôi trở lại”.

Đừng coi muối là “thần dược”: ngậm nước muối chỉ là một biện pháp hỗ trợ thúc đẩy quá trình lành bệnh cũng như phòng ngừa  các bệnh hô hấp tái phát của cơ thể. Nước muối không thể trị triêt để nguồn gốc bệnh ( đây là việc của các loại thuốc kháng sinh, thuốc chữa viêm họng,…) Từ đó, hãy chắc chắn bạn đã kết hợp việc ngậm nước muối chữa viêm họng cùng các phương pháp điều trị khoa học khác.

đau họng súc miệng nước muối - ngậm nước muối trị viêm họng
Đau họng súc miệng nước muối có thể giúp giảm nhanh cơn đau

Đừng dùng chung nếu muốn khỏi bệnh nhanh: Theo thói quen của nhiều người, việc sử dụng cùng một bình nước muối cho cả nhà là điều vô cùng “hiển nhiên”. Thế nhưng theo các bác sĩ, việc giữ vệ sinh khi sử dụng cũng là một điều cực kì quan trọng. Không nên dùng chung bàn chải, ly cốc, khăn lau, thậm chí là nước muối,… để đảm bảo không xảy ra tình trạng bệnh lý lây lan.

Vậy nên thực hiện cách chữa viêm họng bằng nước muối như thế nào?

Người bệnh khi gặp các vấn đề răng miệng, hầu họng ( thậm chí là viêm mũi, viêm xoang) đều có thể dùng nước muối để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa. Với nguyên lí càng đơn giản càng tốt, việc cần làm lúc này chính là sử dụng nước muối “rửa sạch” các vết thương ổ dịch. Tại những vùng không thể dùng tay “chạm vào” như thành họng, người bệnh sẽ áp dụng cách ngậm nước muối, súc miệng, khò nước muối,… để thanh tẩy chỗ viêm nhiễm hiệu quả hơn.

Pha nước muối:

Bạn có thể trực tiếp pha nước muối hoặc chọn mua loại nước muối sinh lý 0,9% có bán tại các quầy thuốc, bệnh viện trên toàn quốc.

Nếu lựa chọn tự pha tại nhà, bạn nên pha nước muối theo tỷ lệ: 1 thìa muối + 200ml nước ấm, khuấy đều và súc miệng.

khò nước muối trị viêm họng - ngậm nước muối khi viêm họng
Thực hiện các bước khò nước muối trị viêm họng dưới đây để bệnh chóng lành

Cách súc miệng: 

  • Bước 1: cần làm sạch khoang miệng bằng bàn chải và kem đánh răng dịu nhẹ
  • Bước 2: Súc miệng bằng nước muối đã pha, ngậm khoảng 30s.
  • Bước 3: Tiếp tục ngậm nước muối chữa viêm họng bằng cách ngửa cổ ra sau, để nước muối chạm vào thành họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra ngoài ( miệng tạo ra âm thanh “khò khò” là thành công).
  • Bước 4: Thực hiện 2-3 lần và súc miệng lại bằng nước sạch để kết thúc.

Mỗi ngày nên áp dụng cách ngậm nước muối 3-4 lần để tình trạng viêm họng nhanh chóng thuyên giảm.

Ngoài ra, trong trường hợp viêm họng nặng, viêm họng mãn tính, … có thể thực hiện súc miệng với nước muối cách 4 tiếng/lần để tăng thêm hiệu quả.

Với những thông tin bài viết vừa cung cấp về việc ngậm nước muối chữa viêm họng, hi vọng bạn sẽ “nắm chắc” cách sử dụng “món quà thiên nhiên – muối” để chữa trị cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân. Hãy thường xuyên dùng nước muối để rửa mắt, mũi, miệng ngay cả khi không nhiễm bệnh để ngăn chặn các loại bệnh lý một cách hiệu quả.

Chúc bạn sức khỏe!

An Tư

➥ Bạn cần xem thêm:

Bài viết liên quan

Hội chứng loạn cảm họng và những thông tin cần biết

Các triệu chứng giữa bệnh viêm họng và loạn cảm họng thường khá giống nhau...

Bệnh viêm họng nổi hạch và những điều cần hết sức lưu ý

Viêm họng nổi hạch là biểu hiện thường gặp khi cơ thể bị chống lại...

Bệnh viêm họng hạt có khả năng lây lan không?

Không chỉ riêng gì người không bị bệnh mà khá nhiều bệnh nhân mắc bệnh...

Những nguyên nhân khiến bạn bị bệnh viêm họng hạt

Không có căn bệnh nào “dai dẳng” như viêm họng hạt, bệnh nhân hết sưng...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *