THẮC MẮC:
Phải làm sao khi trẻ bị sốt cao sau nạo VA vậy bác sĩ, triệu chứng này có nguy hiểm không? Bé nhà em được 3 tuổi, sau khi nạo VA tại bệnh về được 3 ngày thì bé có triệu chứng sốt cao khoảng 38-39 độ, quấy khóc, biếng ăn, người mệt mỏi. Em lo lắng quá, không biết triệu chứng này có gì nguy hiểm không? Phải làm sao để khắc phục tình trạng này cho bé hiệu quả nhất? Mong bác sĩ có thể tư vấn giùm em thắc mắc này càng sớm càng tốt. Cám ơn bác sĩ!
(Thu Thủy – Quận 2, tp. Hồ Chí Minh)
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC:
Chào bạn Thu Thủy! Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi thắc mắc về với chuyên mục. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Trẻ bị sốt cao sau nạo VA có nguy hiểm không?
Thông thường, VA xuất hiện ở trẻ ngay sau khi sinh, hoạt động chức năng của nó bắt đầu từ khi trẻ được 5-6 tháng tuổi đến khoảng 4 tuổi thì suy giảm dần và kết thúc lúc trẻ 5-6 tuổi.
Nạo VA và cắt amidan cho trẻ sẽ chỉ được bác sĩ tai mũi họng chỉ định sau quá trình bệnh lý kéo dài, bao gồm viêm VA/amidan mạn tính tái đi tái lại nhiều lần, bệnh gây biến chứng gần và xa; VA/amdian phì đại khiến cho trẻ phải thở bằng miệng, nghẹt mũi, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, ngừng thở khi ngủ…
Trẻ bị sốt cao sau nạo VA có thể do nhiễm trùng vết nạo
Hiện tượng trẻ sốt cao khi nạo VA có thể xuất hiện trong những ngày đầu là do nhiễm trùng vết nạo, cũng có thể sốt do các nguyên nhân khác như: nhiễm siêu vi hay bệnh lý khác đi kèm (viêm phổi, viêm tiểu phế quản) với viêm VA chưa được điều trị ổn định trước khi nạo.
Đối với trường hợp bé nhà bạn gặp phải dấu hiệu bị sốt cao 38-39 độ kèm theo dấu hiệu biếng ăn, người mệt mỏi thường không đáng lo ngại và chúng sẽ tự mất đi. Triệu chứng sốt có thể là hậu quả của tình trạng thiếu nước nhẹ hay quá trình liền thương ở họng.
Ngoài dấu hiệu sốt cao, sau quá trình nạo VA trẻ có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác như: Ngủ ngáy, thay đổi giọng nói, hơi thở có mùi, chảy máu mũi.
Phải làm sao khi trẻ bị sốt sau nạo VA?
Sau khi nạo VA cho trẻ, nếu trẻ gặp phải dấu hiệu sốt cao, các mẹ nên thực hiện tốt những điều sau:
1. Cho bé uống thuốc
+ Các mẹ có thể dùng các chế phẩm paracetamol cho trẻ uống để hạ sốt. Chú ý không nên cho trẻ uống thuốc khi bụng đói vì có thể làm tăng nguy cơ buồn nôn hay nôn sau phẫu thuật. Các mẹ nên nhớ không nên dùng ibuprofen trong vòng 2 tuần sau mổ vì thuốc này sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu.
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống thuốc
+ Ngoài việc cho trẻ uống thuốc, các mẹ nên chườm ấm cho trẻ để giúp hạ sốt nhanh chóng. Các vùng mà mẹ nên chườm ấm cho bé như trán, cổ, nách.
2. Chú ý đến chế độ sinh hoạt
+ Các mẹ nên hướng dẫn cho trẻ súc miệng và đánh răng sạch sẽ nhưng không được sục họng.
+ Dặn trẻ không nên dùng tay che miệng khi hắt hơi, không xì mũi trong vòng ít nhất 1 tuần sau phẫu thuật. Chỉ nên dùng khăn chấm nước mũi nếu chảy mũi.
+ Dùng máy phun sương làm ẩm không khí để giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
+ Nên tắm bằng nước ấm cho bé, chú ý tắm ở những nơi kín gió, lau khô và mặc kín quần áo trước khi ra ngoài.
Nên cho bé ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt
2. Chế độ ăn uống cho trẻ
+ Sau khi nạo VA trẻ bị sốt cao, các mẹ nên nấu các món cháo có tác dụng hạ sốt cho bé ăn như: Cháo tía tô, cháo sữa, cháo bí đỏ, cháo đậu xanh.
+ Cho trẻ uống nhiều nước nhằm bù nước và giúp làm ẩm vùng phẫu thuật.
+ Tuyệt đối không nên cho trẻ dùng các thức ăn cứng có thể làm xây xước vùng phẫu thuật như bánh quy, bánh mỳ nướng, pizza, khoai tây rán, đồ ăn thô cứng…
+ Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C và kali nhằm tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Nếu như thực hiện những cách trên mà bé vẫn không giảm sốt hoặc kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc nôn nặng, đau tăng lên nhiều, bỏ ăn uống hoàn toàn, chảy máu từ trong miệng hoặc nôn ra máu, đau họng nặng không đáp ứng với điều trị trong vòng 48 đến 72 giờ, trẻ mất giọng trong suốt 24 giờ thì các bậc phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám, tránh để lâu gây nguy hiểm cho trẻ.
→ Kiến thức hữu ích dành cho các mẹ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!