Sốt cao, ớn lạnh, đau đầu, khó nuốt, sưng hạch bạch huyết cổ… là triệu chứng điển hình của một đợt viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra. Song, đôi khi nhiều người thường lầm tưởng nó với viêm họng cấp thông thường, điều trị sai hướng dẫn đến bệnh chữa hoài vẫn không khỏi mà còn có dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này, “chuatriviemamidan” xin cung cấp một số thông tin sau về bệnh.
Những điều cần biết về viêm họng liên cầu khuẩn
1. Viêm họng liên cầu khuẩn là gì?
Viêm họng liên cầu khuẩn là một nhiễm trùng ở cổ họng do vi khuẩn gây viêm nhiễm và đau rát sâu trong cổ họng. Vi khuẩn Streptococcus là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh. Bệnh đặc biệt phổ biến ở trẻ trong độ tuổi từ 5-15, yếu tố ho và hắt hơi không được che chắn cẩn thận là yếu tố chính khiến viêm họng liên cầu khuẩn lây lan nhanh trong cộng đồng.
So với viêm họng cấp do virus, strep họng thì triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn thường nặng hơn.
2. Triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn
Mức độ nặng, nhẹ của bệnh tùy thuộc phần lớn vào tiến triển bệnh và sức đề kháng của cơ thể. Một số người chỉ có biểu hiện nhẹ là đau họng, nhưng một số khác lại kèm theo cả sốt, khó nuốt.
Nhìn chung, bệnh có những biểu hiện phổ biến sau:
– Sốt cao từ 39 độ trở lên.
– Ớn lạnh, đau đầu.
– Cổ họng có màu đỏ kè kèm theo nhiều đốm trắng.
– Đau rát ở cuống họng, khó nuốt.
– Hạch bạch huyết cổ sưng to.
– Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng.
Bệnh phát triển và xuất hiện triệu chứng trong vòng 5 ngày đầu kể từ khi tiếp xúc với vi khuẩn.
Bệnh nhân cần gặp bác sĩ trong trường hợp có các biểu hiện nghiêm trọng sau:
– Đau họng nhưng không có triệu chứng của cảm lạnh như: chảy nước mũi, ho…
– Cơn đau họng kéo dài trên 48 giờ, kèm theo hiện tượng sưng to các hạch bạch huyết.
– Sốt cao quá 101 độ F, tức hơn 38,3 độ C, hoặc sốt kéo dài quá 48 giờ.
– Người phát ban, khó thở, khó nuốt kể cả thức ăn mềm như cháo hay nước bọt.
– Nước tiểu có màu cola hơn một tuần kể từ khi phát bệnh.
– Bệnh không có dấu hiệu cải thiện dù đã dùng kháng sinh tại nhà được 24-48 giờ.
– Sốt, đau sưng khớp, phát ban, khó thở kéo dài đến tuần thứ 3 kể từ khi nhiễm bệnh.
THÔNG TIN THÊM:
3. Phương pháp điều trị viêm họng liên cầu khuẩn
+ Dùng thuốc kháng sinh:
– Amoxicillin và Penicillin là hai loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn.
– Nếu cơ địa bệnh nhân bị dị ứng với penicillin, bác sĩ sẽ lựa chọn thay thế bằng Erythromycin, Cephalexin (KEFLEX), Azithromycin (Zithromax).
– Khi điều trị với khán sinh trong 1-2 ngày đầu người bệnh sẽ cảm thấy tốt hơn, nếu bệnh không thuyên giảm dù đã qua 48 giờ sử dụng kháng sinh thì bệnh nhân cần gặp bác sĩ ngay lập tức.
+ Thuốc giảm triệu chứng:
Thuốc giảm triệu chứng được kê toa nhằm giảm bớt cảm giác đau rát ở cổ họng hay hạ sốt, gồm:
– Acetaminophen (Tylenol, và những loại khác).
– Ibuprofen (Advil, Motrin, và những loại khác).
Tuyệt đối không dùng aspirin cho thanh thiếu niên và trẻ nhỏ, đặc biệt cẩn thận với acetaminophen. Nếu dùng với liều lớn có thể gặp phải rủi ro mắc các vấn đề về gan.
+ Chăm sóc tại gia
Bên cạnh dùng thuốc, chăm sóc tại nhá cũng góp một phần quan trọng giúp bệnh nhanh khỏi:
– Cho bệnh nhân uống lọc mát để làm trơn cổ họng, tạo độ ẩm và dễ nuốt. Uống nước ấm như trà loãng hoặc nước chanh cũng rất tốt.
– Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương để giúp niêm mạc họng được thông thoáng, không bị khô rát.
– Súc miệng với nước muối ấm hằng ngày, thêm 1/2 muỗng cafe muối vào cốc nước ấm và súc họng đều đặn mỗi ngày.
– Hướng dẫn bệnh nhân rửa tay trước và sau khi ăn, nhắc nhở họ che chắn miệng cẩn thận mỗi khi hắt hơi hoặc ho.
4. Biến chứng nếu không điều trị
Nếu không điều trị sớm, viêm họng liên cầu khuẩn vó thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
– Viêm xoang, viêm tai giữa.
– Viêm cầu thận.
– Viêm thấp khớp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các khớp ở tim, xương và da.
– Gây nhiễm trùng da, làm xuất hiện nhiềm đốm nước nhỏ màu đỏ trên khắp cơ thể.
– Viêm amidan, gây nhiễm trùng, sưng mủ.
Để không gặp phải biến chứng nguy hiểm, khi có các dấu hiệu trên, bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!