Hạt xơ thanh quản được coi là bệnh viêm họng mãn tính đặc thù, các triệu chứng bệnh thường kéo dài. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng song những biểu hiện bệnh ảnh hưởng lớn đến việc sinh hoạt và giao tiếp hàng ngày. Dưới đây là các nguyên nhân gây bệnh hạt xơ dây thanh quản, bạn cần biết để biết cách phòng ngừa hạt xơ dây thanh hiệu quả nhất.
Bệnh hạt xơ dây thanh quản là gì? Hạt xơ dây thanh quản được cho là “chấn thương” trong quá trình phát âm. Chúng là tổn thương dạng khối nhỏ, nằm ở vị trí đối xứng 1/3 giữa dây thanh hai bên, chân khối thường rộng. Đây là điểm quan trọng để phân biệt với u nang nước, polyp dây thanh, viêm kích ứng đối bên,… bởi các tổn thương này khá giống nhau nhưng không đối xứng.
Hạt xơ dây thanh quản có thể gặp ở cả nam giới lẫn nữ giới và nhiều độ tuổi khác nhau, nhưng chiếm tỷ lệ lớn là ở tuổi vị thành niên. Khi mắc hạt xơ dây thanh, triệu chứng thường gặp nhất là khàn tiếng, càng ngày giọng càng khản đặc; phát âm khó khăn; hay bị mệt; không thể nói lớn; nói hay bị hụt hơi; dễ bị mệt kèm theo đau nặng ngực khi nói,…
Nguyên nhân gây hạt xơ dây thanh
Có nhiều căn nguyên dẫn đến tình trạng này, nhưng chủ yếu được xác định do các “thủ phạm” sau:
– Do tăng sinh các tế bào niêm mạc dây thanh.
– Sử dụng âm thanh quá độ hoặc không đúng trong thời gian dài. Thường gặp ở những người có đặc thù nghề nghiệp phải dùng tiếng nói nhiều, nói lớn như: giáo viên, ca sĩ, diễn giả, người bán hàng,…
– Mắc bệnh viêm thanh quản: Bệnh viêm thanh quản cấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển thành thể mãn tính, và lúc này chúng có thể gây ra hạt xơ dây thanh.
– Thực phẩm gây kích thích: Việc dùng các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn hay các thức ăn đồ uống cay nóng,…. trong thời gian dài có thể gây tổn thương, dẫn đến hạt xơ dây thanh.
Ngoài ra, mắc các bệnh lý hô hấp như: viêm thanh quản, viêm thanh đới, viêm họng, viêm amidan,… cũng có thể gây hạt xơ dây thanh, do chúng có sự liên kết với dây thanh.
Biết được các nguyên nhân gây bệnh hạt xơ dây thanh quản, bạn có thể chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bằng cách: Hạn chế tối đa việc nói nhiều, nói lớn, hét to,… trong thời gian dài; tránh việc sử dụng các chất kích thích; điều trị kịp thời và triệt để các bệnh lý đường hô hấp,…
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!