Những nguyên nhân chính gây bệnh nấm thanh quản

Thứ Hai, 31-10-2016

Bệnh nấm thanh quản trước đây không thường gặp, nhưng hiện nay dưới sự tác động của môi trường ô nhiễm, ;ạm dụng thuốc và sức đề kháng yếu,… thì căn bệnh này đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và giao tiếp với các triệu chứng như: khàn tiếng thâm chí là mất tiếng, ho, đau rát họng,… Do đó, những nguyên nhân chính gây bệnh nấm thanh quản là điều bạn cần biết để phòng tránh nguy cơ mắc phải.

NÊN BIẾT:

  nhung-nguyen-nhan-chinh-gay-benh-nam-thanh-quan2

Nấm thanh quản

Nấm thanh quản là một hình thái viêm thanh quản đặc hiệu do các vi nấm gây ra với các triệu chứng: ho, khản tiếng kéo dài, giộng thều thào và yếu ớt, thậm chí mất tiếng, đau rát họng, khó thở,… Nấm chính là “thủ phạm” chính gây bệnh nấm thanh quản, ngoài ra còn kết hợp với các yếu tố khác như:

Nguyên nhân gây nấm thanh quản bạn nên biết

Căn nguyên gây bệnh nấm thanh quản thường kết hợp giữa 2 điều kiện:

+ Điều kiện 1: Nhiễm nấm nội tạng, với 2 loại chính:

  • Nấm Candida: là loại sống cộng sinh ở nhiều nơi kể cả niêm mạc miệng, họng. Khi gặp yếu tố thuận lợi nấm tấn công gây bệnh ở đây.
  • Nấm Aspergillus: Thường thâm nhập từ ngoài môi trường như không khí, đất,… vào cơ thể qua đường hô hấp.

nhung-nguyen-nhan-chinh-gay-benh-nam-thanh-quan

Nấm Aspergillus gây nấm thanh quản

+ Điều kiện 2: Các yếu tố thuận lợi như:

  • Điều trị kháng sinh liều cao, kéo dài trong một số bệnh nhiễm khuẩn nặng.
  • Điều trị tia xạ, hoá chất ở các bệnh lý ung thư.
  • Sử dụng corticoid kéo dài, không có sự điều chỉnh, theo dõi của thầy thuốc.
  • Cơ thể ở trong tình trạng thiếu máu nhược sắc mạn, sức đề kháng yếu.
  • Mắc bệnh đái tháo đường.
  • Mắc bệnh suy giảm hệ miễn dịch như: HIV/AIDS.

Điều trị bệnh nấm thanh quản như thế nào?

Mắc bệnh nấm thanh quản tùy từng mức độ mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường sẽ kết hợp điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân như sau:

+ Điều trị tại chỗ:

  • Bóc tách gỡ bỏ màng giả để loại bỏ các tác nhân gây bệnh nhanh chóng để: làm giảm liều thuốc, giảm thời gian điều trị và phục hồi nhanh khả năng phát âm.
  • Chấm thuốc kháng sinh kháng nấm tại chỗ thanh quản có thể thực hiện nhưng khó được áp dụng ở các trường hợp bệnh nhân có phản xạ thanh quản nhiều.

nhung-nguyen-nhan-chinh-gay-benh-nam-thanh-quan1

+ Điều trị toàn thân:

  • Sử dụng kháng sinh kháng nấm đường uống: Đối với trường hợp nấm thanh quản đơn thuần, không nằm trong bệnh cảnh suy giảm miễn dịch toàn thân.
  • Viêm thanh quản do Aspergillus: Dùng Itraconazol 200mg/ngày, thời gian trung bình 2-6 tuần.
  • Viêm thanh quản do Candida: Có thể dùng Itraconazol đường uống như điều trị nấm Aspergillus. Hoặc dùng Fluconazol 150mg (viên) trong 2 ngày đầu và một viên 150mg ở những tuần tiếp theo trong khoảng trung bình từ 2-4 tuần.

Bên cạnh đó, nếu men gan tăng thì cần dùng thêm thuốc fortex hoặc eganeen; hoặc men gan tăng quá cao thì phải ngưng thuốc kháng sinh chống nấm, hội chẩn với chuyên gia tiêu hóa để điều trị tiếp. Chính vì vậy không nên tự ý mua thuốc về tự điều trị.

Bài viết liên quan

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không bác sĩ?

Rất nhiều bệnh nhân khi mắc phải hen suyễn đều có chung nỗi băn khoăn,...

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nếu bệnh hen suyễn không được điều...

Mách bạn cách chữa khản tiếng bằng giá đỗ tại nhà

Có những mẹo trị bệnh khá đơn giản trong cuộc sống chúng ta mà không...

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Đối với tỷ lệ trẻ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *