Trẻ bị viêm amidan tái phát nhiều lần có thể dẫn đến viêm amidan mãn tính khó chữa hoặc gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc hiểu rõ trẻ bị viêm amidan tái phát nhiều lần phải làm sao sẽ giúp các mẹ biết cách xử lý cũng như hạn chế được những nguy hiểm có thể xảy ra với bé.
Làm gì khi trẻ bị viêm amidan tái phát nhiều lần?
Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm amidan. Trẻ bị viêm amidan tái phát nhiều lần có thể là do sau khi điều trị không giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không chăm sóc cổ họng đúng cách vào những lúc thời tiết giao mùa hoặc do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Nếu không may trẻ bị viêm amidan tái phát nhiều lần, các bậc cha mẹ cần thực hiện ngay những điều sau:
1. Thăm khám và điều trị kịp thời
Trẻ bị viêm amidan tái phát nhiều lần thường có những triệu chứng như: Đau họng, sốt nhẹ và mệt mỏi, hơi thở hôi, sưng hạch cổ, đau nhức xương khớp, khạc ra chất bã đậu có mùi hôi. Những lúc này các cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám cho bé và có phương pháp điều trị bệnh dứt điểm. Bởi vì, nếu không trị dứt điểm, bệnh tái đi tái lại nhiều lần có thể dẫn đến viêm amidan mãn tính rất khó chữa, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Khi thăm khám bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh của trẻ mà kê đơn thuốc cho phù hợp. Nếu trẻ gặp các trường hợp sau thì cần phải cắt bỏ amidan, cụ thể:
- Viêm amidan mãn tính tái phát trên 6 đợt trong khoảng 1-2 năm liên tục.
- Viêm amidan mãn tính kéo dài được điều trị nội khoa tích cực khoảng 4-6 tuần nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.
- Bệnh gây áp-xe quanh amidan và ít nhất một lần phải nhập viện chữa trị.
- Viêm amidan gây bít tắc đường hô hấp trên khiến trẻ ngủ không ngon giấc, ngủ ngáy, khó nuốt, khó nói và chậm phát triển về thể chất.
- Viêm amidan gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sốt thấp khớp, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm vi cầu thận tái đi tái lại nhiều lần.
Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan cho trẻ trên 4 tuổi, tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ nhỏ hơn nhưng bệnh nặng, có biến chứng nguy hiểm thì vẫn được chỉ định cắt amidan.
→ Thông tin hữu ích cho bạn: Hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng sau khi cắt amidan
2. Áp dụng mẹo dân gian chữa viêm amidan
Trong trường hợp trẻ bị viêm amidan tái phát nhưng ở mức độ nhẹ thì các bậc cha mẹ có thể áp dụng ngay một số mẹo dân gian như sử dụng lá hẹ, rau diếp cá, quả quất để hỗ trợ điều trị và loại bỏ các triệu chứng bệnh cho trẻ. Mẹo dân gian chữa viêm amidan cho trẻ đơn giản như:
– Quất hấp đường phèn: Quất có vị chua ngọt, tính mát, có công dụng giảm ho, trừ đờm nên được dùng để chữa các chứng như bệnh viêm họng, viêm amidan hiệu quả. Bạn lấy 2 quả quất cắt đôi, bỏ phần hạt rồi thêm vào đó khoảng 1 muỗng đường phèn và chưng cách thủy cho đến khi quất chín. Mỗi ngày cho bé dùng 4 lần và kiên trì cho đến khi bé thuyên giảm bệnh.
– Sử dụng lá hẹ: Tương tự như cách trên, bạ lấy khoảng 10 lá hẹ rửa sạch rồi cho vào bát, thêm vào một ít đường phèn rồi hấp cách thủy. Lấy phần nước cốt cho bé uống ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 muỗng cà phê. Các mẹ nên nhớ kiên trì thực hiện thì mới đem lại hiệu quả cao.
3. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Ngoài việc áp dụng các bài thuốc điều trị bệnh nói trên, khi trẻ bị viêm amidan các mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để giúp tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

– Các mẹ nên cho bé ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C, vì thành phần này có tác dụng giải độc gan, loại bỏ những tác nhân gây bệnh viêm amidan. Đồng thời, chúng còn giúp làm dịu những cơn ho rát, đau họng ở trẻ.
– Nên cho trẻ ăn những món ăn mềm, dễ nuốt, trơn mát để tránh gây tổn thương cho cổ họng của trẻ. Những món ăn được kể đến như cháo, soup, canh.
– Các mẹ cũng nên bổ sung thêm thành phần kẽm vào thực đơn hàng ngày của bé. Vì kẽm có tác dụng tăng sức đề kháng, giúp cơ thể phát triển tốt và phòng ngừa bệnh tật.
– Những món ăn như canh mộc nhĩ táo đỏ, thịt nạc nấu với bồ công anh cũng là một trong những món ăn bài thuốc vô cùng hữu ích cho người bệnh viêm amidan, đặc biệt là trẻ nhỏ.
4. Loại bỏ thực phẩm gây hại
Ngoài những thực phẩm tốt cho bệnh viêm amidan nói trên, các bậc cha mẹ cũng nên chú ý tránh để bé ăn phải những thức ăn sau để tránh trường hợp bệnh nặng hơn.

– Không cho trẻ ăn, uống những thực phẩm lạnh như nước đá, kem lạnh, nước ngọt có chứa nhiều ga.
– Cho trẻ ăn chín, uống sôi để tránh các vi khuẩn gây hại có điều kiện phát triển và tấn công.
– Không cho trẻ ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu, đồ ăn sẵn vì chúng có thể khiến bệnh nặng hơn.
– Hạn chế để trẻ ăn kẹo bánh, đồ ăn cứng vì chúng sẽ kích thích niêm mạc họng gây tổn thương và khiến bệnh nặng hơn.
– Ngoài ra, những thực phẩm như socola, đậu lạc cũng không nên cho trẻ ăn vì chúng có thể gây dị ứng làm trẻ ngứa ngáy cổ họng. Những thức ăn này cũng là những chất tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
5. Thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học
Chế độ sinh hoạt hằng ngày đóng vai trò vô cùng quan trọng đối trong quá trình điều trị bệnh. Vì vậy, các mẹ nên hỗ trợ cho trẻ thực hiện tốt những điều sau:

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng mỗi sáng và mỗi tối, súc miệng, súc họng bằng nước muối ấm để giúp loại bỏ vi khuẩn có hại.
– Giữ ấm cổ họng trẻ, tránh để tiếp xúc với gió lạnh, bụi bẩn bằng cách ra đường cho trẻ bịt khẩu trang, mặc ấm khi trời lạnh.
– Phòng ngủ của bé không có gió lùa, nếu sử dụng điều hòa thì các mẹ nên giữ ở nhiệt độ 28 độ là phù hợp nhất.
– Cho trẻ uống nhiều nước và thường xuyên tập cho trẻ thói quen hoạt động thể chất để nâng cao sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Trên đây là giải thắc mắc trẻ bị viêm amidan tái phát nhiều lần phải làm sao? Các mẹ có thể tham khảo để biết rõ hơn, từ đó biết cách xử lý cũng như phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp cho trẻ hiệu quả hơn. Chúc bé luôn khỏe mạnh!
→ Bạn nên tham khảo: Tổng hợp cách chữa viêm amidan cấp tính – mãn tính phổ biến
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!