Hỏi: Thưa bác sĩ, xin cho tôi hỏi nên làm gì khi bị viêm amidan? Làm cách nào để biết rằng đó là sưng amidan? Cháu nhà tôi cổ họng đau rát, sâu trong họng thấy có dịch trắng và sưng đỏ. Cháu năm nay 10 tuổi, nói với tôi là cháu cảm thấy ù tai, không muốn ăn cơm và sốt nhẹ. Thỉnh thoảng cháu có ho khan và nghẹt mũi, giọng ồm ồm. Bác sĩ tư vấn giúp tôi những việc cần làm khi bị viêm amidan vì tôi bối rối quá. Cám ơn bác sĩ.
(thaothu…@yahoo.com.vn)

Giải đáp:
Xin chào thaothu…@yahoo.com.vn. Nhận được câu hỏi của bạn, chuatriviemamidan.com chúng tôi đã lập tức làm việc và trao đổi cùng PGS.TS.BS Nguyễn Thị Hoài An, Nguyên Trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương về các vấn đề liên quan: nên làm gì khi bị viêm amidan. Dưới đây là cuộc trò chuyện của chúng tôi với bác sĩ xoay quanh câu hỏi này.
Làm gì khi bị viêm amidan?
PV: Xin chào bác sĩ. Xin bác sĩ cho biết làm cách nào để nhận biết các triệu chứng dấu hiệu viêm amidan và viêm họng?

BS trả lời:
Trước hết các bạn cần phân biệt viêm amidan và viêm họng. Viêm amidan là viêm tuyến amidan, vốn là một cơ quan phía sau của cổ họng dùng để sản sinh là kháng khuẩn để chống lại các loại vi khuẩn xâm nhập. Khi tình trạng bị “quá tải”, tuyến amidan sẽ bị sưng viêm và dẫn đến tình trạng viêm amidan.
Viêm họng còn được biết đến với cái tên là viêm đường hô hấp trên, thường xảy ra khi các niêm mạc họng bị tổn thương nhiễm trùng. Cả hai đều có những dấu hiệu nhất định và khá giống nhau, rất dễ bị nhầm lẫn. Người bệnh cần xác định khu vực bị đau để biết được mình thực sự gặp phải loại bệnh nào. Tốt nhất, các bạn nên đến khám bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị chính xác.
Các triệu chứng thường gặp của nó là: đau rát vòm họng, cổ họng nổi hạch và sưng tấy, niêm mạc họng đỏ, có thể đóng dịch nhầy trắng và kèm theo ho khan, sốt, choáng đầu, ù tai,…
PV: Thưa bác sĩ, trong trường hợp thứ nhất, người bệnh cần làm gì khi bị viêm amidan? Và viêm amidan có nguy hiểm hay không?
BS giải đáp:
Như lời khuyên ban đầu của tôi, các bạn khi có các dấu hiệu bệnh thì nên đến gặp các bác sĩ chuyên môn. Bệnh mới khởi phát thường không gây nguy hiểm nhưng dễ bị biến chứng, trở nặng và trở thành bệnh viêm amidan hốc mủ, amidan mãn tính khá khó để chữa trị. Nguy hiểm hơn có thể gây ra tình trạng áp xe amidan. Để càng lâu bệnh càng nặng. Với những ai không thuận tiện đến gặp bác sĩ ngay tức thời, các bạn nên chú ý các triệu chứng để đưa ra các biện pháp hỗ trợ tức thời. Sau đó nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện.
Có thể bạn muốn biết: Áp xe amidan là gì? Có nguy hiểm hay không?
Cụ thể:
- Theo dõi nhiệt độ cơ thể: nếu phát sốt trên 38,5 độ kéo dài thì dùng khăn ấm chườm ở vùng nách, trán, bẹn. Có thể uống thuốc paratecemol để hạ sốt, không nhất thiết phải dùng kháng sinh để hạ nhiệt.
- Bổ sung nước và chất điện giải: tránh cho trường hợp nhiệt độ tăng cao làm cơ thể mất nước, cổ họng khô rát sinh dịch đờm, các bạn chú ý uống 2l-2,5l nước lọc mỗi ngày.
- Thuốc hỗ trợ: Khi cổ họng phù nề, ngứa rát, trong trường hợp bạn không bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc, có thể dùng viên ngậm bạc hà, siro bổ phế,… để giảm nhanh các triệu chứng.
- Chú ý vệ sinh: người bệnh cần dùng nước muối súc miệng sau khi đánh răng 2 lần/ngày. Tốt nhất là dùng nước muối ấm để làm dịu cổ họng.
- Không ho khạc: khi cổ họng ngứa ngáy đau rát, bạn cần tránh việc ho hoặc khạc đờm ra ngoài vì dễ gây cọ xát, kích thích lên thành họng gây ra sưng đau nặng hơn.
PV: Chế độ ăn uống khi bị viêm amidan là gì? Người bệnh có cần phải lưu ý gì hay không vậy bác sĩ?
BS trả lời:
Vì amidan là khu vực tiếp xúc trực tiếp với các loại thức ăn nên vấn đề ăn uống là điều cực kì quan trọng mà bệnh nhân cũng như người nhà cần chú ý. Cần đặt ra một chế độ dinh dưỡng hợp lí để giảm thiểu những tác động gây hại lên thành họng và vùng amidan viêm nhiễm. Viêm amidan có thể trở thành viêm amidan hốc mủ, áp xe amidan, thậm chí là ung thư amidan ( dù trường hợp rất hiếm)

Các bạn cần có các chú ý sau:
- Thức ăn lỏng, dễ tiêu: ưu tiên trong những ngày bệnh này là các loại thức ăn có độ mềm vừa phải, không quá cứng, không quá nóng hoặc lạnh, dễ tiêu hóa, thanh đạm với thành phần dinh dưỡng đầy đủ phong phú. Các bạn có thể dùng: cháo, canh hầm, nước luộc rau,…
- Không ăn đồ cứng, cay nóng hoặc dầu mỡ: đồ cứng sẽ làm trầy xước niêm mạc, khiến vùng viêm lan rộng gây cơn đau và viêm nhiễm kéo dài. Dầu mỡ và đồ nhiều gia vị sẽ làm ổ viêm thêm nặng, khiến dịch nhầy có mùi hôi, gây nhiệt trong cơ thể,…
- Chia nhỏ bữa: với trường hợp người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mất khẩu vị, chán ăn,… Các bạn có thể chia nhỏ bữa và ăn liên tục cách 2-3 tiếng/ lần.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất: nên ăn nhiều trái cây, có thể ép thành nước hoặc xay sinh tố để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, hỗ trợ bệnh chóng lành.
PV: Thưa bác sĩ, ngoài việc chú ý ăn uống, người bệnh còn cần làm gì khi bị viêm amidan không ạ?
BS giải đáp:
Tương tự, để bệnh rút ngắn thời gian điều trị và tránh các biến chứng không đáng có, người bị viêm amidan cần chú ý để việc nghỉ ngơi và sinh hoạt. Điều này sẽ giúp cơ thể nhanh chóng khỏe lại và ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
- Nơi nghỉ ngơi: bạn nên sinh hoạt ở khu vực thoáng mát sạch sẽ, nên dọn vệ sinh nhà cửa ít nhất là 1 tuần/lần.
- Thời gian: ngủ đủ 6-8 tiếng/ngày. Chú ý ngủ ở nơi yên tĩnh, thoải mái.
- Tâm lý: tránh căng thẳng lo âu, không nói to tiếng, la hét, không nên tạo áp lực cho bản thân để tránh bệnh lâu lành.
- Môi trường xung quanh: hạn chế tiếp xúc môi trường khói bụi, nơi đông người để tránh bị lây nhiễm và bệnh trở nặng
- Vận động: lựa chọn một môn thể thao yêu thích và dành 30 phút mỗi ngày cho nó. Hoạt động giúp cơ thể khỏe mạnh và nâng cao khả năng miễn dịch, tăng sức bền của cơ thể.
- Thăm khám và chữa bệnh: nên lựa nơi uy tín, đảm bảo để có phác đồ điều trị kịp thời chính xác. Nên tái khám và kiểm tra tổng quát sức khỏe 6 tháng-1 năm/lần.
- Che chắn: dùng vật dụng che chắn cẩn thận khi ra ngoài, đặc biệt là khẩu trang. Với khẩu trang vải, chú ý giặt sạch và phơi nắng thường xuyên.

PV: Bác sĩ có lời khuyên gì cho bạn đọc nên làm gì khi bị viêm amidan không ạ?
BS trả lời:
Với một vài thông tin về những điều nên làm gì khi bị viêm amidan, các bạn cần chú ý không nên chủ quan. Tỷ lệ người nhiễm bệnh về đường hô hấp ngày càng tăng trong những năm đổ lại đây. Để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và gia đình, cần kiên trì thực hiện chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sinh hoạt hợp lí. Với các mẹo dân gian điều trị bệnh viêm amidan, cần tìm hiểu thật kĩ trước khi sử dụng. Đồng thời không được tự ý dùng bất kì loại thuốc nào khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.
PV: Xin cám ơn bác sĩ!
➥ Xem ngay:
Thua bac sj toi bj dau hong cung dk gan 1tuan ruj di mua thuoc dau hong uong maj ma ko thay khoi .Hom wua toi dj xuong vjem kham thj bac sj noi toi bj vjem amidan .Nhin thay tren man hinh soi thay 2ben sung to va do.Tu truoc toi gjo toi chua bj nhu the nay bao gjo hjen nay co hong toi rat la dau nuot nuoc bot ko the nao nuot dk cam gjac vuong vuong o co hong.Toi da yeu cau bac sj la cat bo amidan dj nhung bac sj bao sung to ko cat dk .Vay cho hoi bay gjo toi faj lam gj de bot dau va truong hop cua toi co nen cat ko va cat bang phuong phap nao an toan nhat.Xjn cam on
thưa bác sĩ. chồng em 30 tuổi anh bị amidan mấy năm xuất hiện lại bệnh và bây giờ chồng em đang bị em không biết làm gì , em bảo chồng uống mật ông mà chẳng thay đổi j , chồng em cũng kiêng như thức ăn mỡ nhiều , cay… .xin bsĩ hãy tư vấn cho em. cảm on