Nấm thanh quản là bệnh đường hô hấp ít gặp và nhiều người còn lạ lẫm khi nghe đến căn bệnh này. Vậy bệnh nấm thanh quản là gì có nguy hiểm không?
Theo thống kê cho thấy: Nấm thanh quản chỉ chiếm tỉ lệ 0,001% trong số các bệnh về thanh quản. Nhưng các bác sĩ chuyên khoa cảnh báo con số này đang ngày càng tăng lên. Nếu không chú ý phòng tránh và chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
Bệnh nấm thanh quản là gì?
Nấm thanh quản là gì? Đây là trường hợp nấm trở nên gây bệnh từ những vùng có nấm cộng sinh trong cơ thể như: niêm mạc miệng, họng; hoặc các vùng không có nấm cộng sinh như niêm mạc thanh quản và niêm mạc phế quản. Gây nên các triệu chứng bệnh nấm thanh quản là: ho, khó thở, khàn tiếng kéo dài, có thể gây mất tiếng,…
Mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên bệnh thường gặp hơn ở nam giới chủ yếu do uống rượu bia, thuốc lá trong thời gian dài; hoặc ở người mắc bệnh HIV, bệnh lao. Theo thống kê: cứ 10 người nhiễm nấm thì có 3 người do lao và HIV. Điều đó có nghĩa là bệnh lao và HIV là “thủ phạm” chính có mối liên quan trực tiếp, gây nên bệnh nấm thanh quản. Ngoài ra, lạm dụng thuốc kháng sinh, corticoide không theo chỉ định bác sĩ làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh nấm.
Và yếu tố môi trường ô nhiễm, khí hậu nóng ẩm, vệ sinh không đảm bảo,… là điều kiện cho các loại nấm phát triển.
Bệnh nấm thanh quản có nguy hiểm không?
Khàn tiếng kéo dài, có xu hướng ngày càng nặng gây mất tiếng kèm theo chứng ho khan kéo dài, ho nhiều thường không đáp ứng với thuốc trị ho thông thường,… là những triệu chứng mà người bệnh thường gặp. Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy việc hô hấp trở nên khó khăn, nói nhanh mệt.
Những biểu hiện này không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày, gây giảm chất lượng cuộc sống mà bệnh có thể biến chứng thành bệnh viêm thanh quản. Lúc này, giọng nói khó có thể khôi phục lại bình thường như trước.
Do đó, ngay khi nhận thấy những bất thường ở trên, bạn cần thăm khám và chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó, thực hiện các biện pháp phòng tránh như: Bảo vệ đường thở cẩn thận nhất là khi tiếp xúc với môi trường độc hại, nhiều khói bụi; vệ sinh miệng họng sạch sẽ hàng ngày bằng nước muối sinh lý; tập luyện thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể,… là những lời khuyên hữu ích mà bạn cần thực hiện để hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!