Sao không thử chữa viêm họng hạt bằng gừng sau khi bạn đã thử nhiều cách không thành công? Dùng gừng – một loại thảo dược thiên nhiên để điều trị viêm họng hạt sẽ đem lại cho bạn nhiều điều bất ngờ vì công dụng tuyệt vời của nó đấy.

I. Công dụng của gừng trong điều trị bệnh
Gừng xuất hiện ở hầu hết các căn bếp của Việt Nam. Tuy nhiên ngoài công dụng làm gia vị món ăn, gừng còn có thể dùng để điều trị các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là viêm họng, viêm họng cấp, viêm họng hạt rất hiệu quả.
1. Công dụng của gừng theo Đông y
Gừng trong Đông y còn gọi là Khương. Gừng có vị cay, tính ấm, có nhiều công dụng khi điều trị bệnh. Theo sách ghi chép, gừng có tác dụng tán hàn, long đờm, giữ ấm, kích thích tiêu hóa.
Thông thường, gừng có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô. Tùy vào bệnh và công dụng của gừng tươi/khô mà người dùng lựa chọn.
Một điểm đặc biệt của gừng là có thể sử dụng hầu như các phần của củ gừng kể cả vỏ.

- Với gừng tươi (sinh khương), nó có tác dụng tăng cường tuần hoàn, kích thích tiêu hóa, trừ cảm lạnh buồn nôn.
- Can khương ( gừng khô) có tính cay ấm, dùng làm ấm dạ dày, chữa ho đàm, đau bụng.
- Ổi khương ( gừng sao vàng) có tính đắng ấm, dùng để chữa loét, cầm máu.
- Vỏ gừng ( khương bì) sau khi phơi khô, kết hợp với một vài loại vỏ khác dùng được cho phụ nữ có thai với công dụng giảm phù nề, tiêu sưng.
2. Gừng trong y học hiện đại
Tên khoa học của gừng là Zingiber Officinal Rose. Nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy gừng có các thành phần như: citral, capsaicin, zingiberene, phellandrene,… khiến gừng có thể dùng trong nhiều bệnh. Gừng có chứa hợp chất diphenyl heptan chống oxy hóa rất tốt. Đồng thời chất pararadol và gingerol có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư cũng có trong thành phần của củ gừng.

Không chỉ vậy, gừng còn có khả năng kích thích cơn thèm ăn, lợi mật, trị say nắng, giảm mệt mỏi, chống buồn nôn và ói mửa.
Gừng có thể giúp ức chế sự sản sinh của vi khuẩn và nấm, giúp cho đường hô hấp được làm sạch và thông suốt, long đờm, sạch nhầy.
II. Mẹo chữa viêm họng hạt bằng gừng tươi
Dùng gừng chữa viêm họng hạt là một lựa chọn cho những người mới có dấu hiệu bệnh và tình trạng bệnh nhẹ. Với những người bị viêm họng hạt ở mức độ nặng, lời khuyên nên đến bác sĩ để tư vấn và nhận điều trị. Có thể sử dụng gừng như một cách hỗ trợ trị bệnh sau khi hỏi ý kiến bác sĩ. Dưới đây sẽ hướng dẫn một số cách trị viêm họng hạt từ gừng cực hiệu quả được nhiều người áp dụng và thành công.
#1. Dùng gừng và củ cải trắng trị viêm họng hạt
Để điều trị viêm họng hạt tại nhà, bạn có thể thử kết hợp với củ cải trắng xem sao nhé.
Củ cải trắng sinh trưởng tốt trong môi trường có khí hậu mát mẻ trong lành. Trong củ cải trắng chứa nhiều protid, glucid và các loại vitamin, rất thích hợp dùng cho người vừa mới ốm dậy để bổ sung dưỡng chất. Hơn nữa, củ cải trắng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, từ ho tan đờm rất tốt. Củ cải trắng rất lành tính và có thể sử dụng được cho cả phụ nữ mang thai.

Cách dùng gừng và củ cải chữa viêm họng hạt tại nhà có cách thực hiện như sau:
✪ Chuẩn bị:
- 50gr gừng tươi
- 50gr củ cải trắng
✪ Thực hiện:
- Bước 1: Gừng và củ cải trắng cạo vỏ, rửa sạch.
- Bước 2: Đem cả hai giã nát cùng một chút muối.
- Bước 3: Dùng bã gừng và củ cải ngậm khoảng 5 phút, súc miệng lại bằng nước ấm. Còn nước cốt lọc ra uống mỗi lần 1 thìa nhỏ.
Cách này không chỉ có thể chữa viêm họng hạt mà còn áp dụng để giải cảm, trị ho, khàn giọng cũng rất tốt.
#2. Mật ong kết hợp với gừng điều trị viêm họng hạt
Một sự phối hợp tuyệt vời cùng gừng đó là mật ong. Mật ong được biết đến như một loại thuốc quý có nhiều công dụng. Mật ong vừa có thể sát khuẩn, kháng viêm, chữa loét, se vết thương vừa nâng cao hệ miễn dịch, bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Mật ong có thể dùng cho hầu hết mọi lứa tuổi ( ngoại trừ trẻ em dưới 1 tuổi) và dùng được hàng ngày như một loại thực phẩm dinh dưỡng an toàn.
Dùng gừng và mật ong chữa viêm họng hạt sẽ giúp các ổ dịch sưng đỏ nơi vòm họng được đẩy lùi. Mật ong sẽ làm giảm cơn đau rát và gừng giúp làm thông thoáng cổ họng, giúp người bệnh chóng khỏe lại.

✪ Chuẩn bị:
- 10gr vỏ gừng
- 10gr vỏ quýt
- 10gr vỏ chanh hoặc cam
- 3 quả ô mai
- 30-50ml mật ong nguyên chất.
✪ Thực hiện: Đem các nguyên liệu ngâm muối rửa sạch. Cho các nguyên liệu vào nồi và rải mật ong lên trên. Chưng cách thủy khoảng 10 -15 phút và tắt bếp.
✪ Cách dùng: Mỗi lần dùng 1-2 thìa pha loãng với nước ấm uống 3 lần/ngày. Bã thuốc có thể dùng để ngậm mỗi khi đau rát hoặc ho khan.
#3. Chữa viêm họng hạt cực đơn giản bằng trà gừng
Không cần phải chế biến cầu kì, chỉ cần một tách trà gừng mỗi ngày sẽ giúp bệnh viêm họng hạt của bạn được đẩy lùi. Hơn nữa, uống trà gừng trước khi ngủ sẽ giúp làm ấm cơ thể, thải độc và thư giãn thần kinh sau một ngày dài.
Uống trà gừng đều đặn trong khi bệnh và sau khi khỏi bệnh sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt, tăng khả năng tái phát bệnh và tránh mắc phải các bệnh về máu, tiêu hóa. Dấu hiệu viêm họng hạt sẽ được chữa khỏi chỉ với món trà gừng thơm ngon.

✪ Chuẩn bị:
- 2-3 lá bạc hà tươi
- 1 nhánh gừng tươi
- 1 ít mật ong
- 1 trái chanh
✪ Thực hiện:
- Bước 1: Đem bạc hà và gừng giã nát, hãm trong nước sôi khoảng 5-7 phút.
- Bước 2: Lọc lấy nước, đợi nguội bớt thì vắt chanh và cho mật ong.
- Bước 3: Khuấy đều và dùng khi trà còn nóng.
#4. Củ hành hỗ trợ chữa viêm họng hạt tại nhà
Hành tím có vị ngọt, cay nhẹ, hơi chát, tính ấm. Hành trong y học cổ truyền có công dụng lưu thông khí huyết dạ dày, trừ cảm lạnh, kích thích tiêu hóa, giải độc. Hơn nữa, hành tím có tính kháng khuẩn trừ viêm rất hiệu quả. Hành còn sát trùng, làm sạch vết thương cực tốt.

Bài viết sẽ hướng dẫn sử dụng hành với gừng trong bài thuốc chữa viêm họng hạt tại nhà.
✪ Chuẩn bị:
- 50gr củ hành tím
- 10gr gừng tươi
✪ Cách làm: Hành và gừng rửa sạch, hãm với nước. Dùng nước xông miệng và mũi mỗi ngày 3 lần để điều trị các bệnh về đường hô hấp.
✪ Lưu ý: không nên để nước quá nóng vì dễ gây bỏng niêm mạc mũi. Có thể đun nước ở lửa nhỏ để luôn giữ nóng thuốc.
#5. Kết hợp gừng và rẻ quạt điều trị viêm họng hạt
Chữa viêm họng hạt bằng củ cây rẻ quạt và gừng cũng là một gợi ý hay mà bạn có thể thử xem sao nhé.

✪ Chuẩn bị:
- 1 củ gừng tươi
- 1 củ rẻ quạt
✪ Thực hiện: cả hai rửa sạch, thái thành lát mỏng. Đem cả hai giã nát và ngậm trong miệng. Khoảng 2 -3 phút thì nuốt chậm bã.
Với cách này, người bệnh nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần để điều trị bệnh.
#6. Chữa viêm họng hạt bằng trà gừng quế hoa cúc
Khi bị viêm họng hạt, cổ họng của người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, khó nuốt, chán ăn và mỏi mệt. Để kích thích vị giác và làm ấm dạ dày, sao bạn không thử áp dụng dùng một tách trà gừng quế hoa cúc xem sao.
Trong quế và hoa cúc cũng có chất kháng viêm và diệt khuẩn rất tốt. Quế sẽ cùng gừng làm sạch vòm họng, giảm bớt cơn đau và tiêu trừ phù nề cổ họng.

✪ Nguyên liệu:
- 2 nhánh quế
- 1 củ gừng nhỏ
- 200gr táo tàu
- 100gr đường nâu
- 30gr hoa cúc khô
✪ Thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch hoa cúc, quế và táo tàu. Táo tàu nhớ bỏ hạt.
- Bước 2: Gừng cạo vỏ thái lát. Xếp 1/2 gừng và quế, táo tàu, hoa cúc vào nồi đun sôi.
- Bước 3: Khoảng 10 phút, cho nốt gừng còn lại và đường nâu đun cùng.
- Bước 4: Chờ thêm 7-10 phút nữa, tắt bếp và lọc nước dùng ngay khi còn ấm.
✪ Lưu ý: Có thêm một vài lát chanh và mật ong để ngon miệng hơn.
Trà gừng quế vừa thơm vừa bổ sẽ giúp bệnh viêm họng hạt nhanh chóng được chữa lành.
#7. Gừng muối điều trị viêm họng hạt
Nếu còn đang phân vân với thể chất mẫn cảm của mình, vậy gợi ý dùng muối và gừng chữa viêm họng hạt thì sao nhỉ?
Muối cực lành tính với độ sát khuẩn kháng viêm cao. Muối dùng được trong hàng ngày, trong y khoa và trong cả nấu ăn. Bạn có thể kết hợp muối và gừng để hỗ trợ làm giảm bớt cơn đau do viêm họng hạt mang lại xem sao.

✪ Thực hiện: Đem gừng giã nát cùng muối tinh. Lấy hỗn hợp ngậm trực tiếp khoảng 3 phút và súc miệng lại bằng nước ấm.
Nếu như không thể chịu được vị cay và hăng của gừng, có thể dùng hỗn hợp pha loãng với một chút nước và đun sôi, uống từng ngụm nhỏ.
Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày, bạn sẽ thấy triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Với 7 cách điều trị viêm họng hạt tại nhà cực đơn giản, hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích.
Tuy nhiên lời khuyên, người bệnh khi có dấu hiệu bệnh vẫn nên đến khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các kích ứng không đáng có.
Biên soạn: An Tư
➥ Bạn nên xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!