Thời tiết thay đổi thất thường, ô nhiễm nhiễm môi trường trầm trọng khiến cho tỉ lệ người mắc bệnh viêm họng ngày càng tăng cao. Theo ước tính, mỗi năm ở nước ta số người mắc bệnh viêm họng chiếm từ 50-60% dân số. Việc khắc phục bệnh ngay khi mới phát rất cần thiết, nhưng trong một số trường hợp viêm họng chữa mãi không khỏi? Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?
Vì sao viêm họng chữa mãi không khỏi?
Viêm họng là căn bệnh về đường hô hấp thường gặp, bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi thất thường, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc thường xuyên sinh hoạt và làm việc dưới điều hòa; sức đề kháng kém, bệnh thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Thông thường, khi bị viêm họng người bệnh sẽ thực hiện các biện pháp điều trị ngay, vì bệnh gây ra nhiều triệu chứng rất khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chữa viêm họng mãi không khỏi nguyên nhân là do:
1. Viêm họng không khỏi do sức đề kháng yếu
Sức đề kháng yếu không những không giúp cơ thể chống lại bệnh tật mà còn khiến bệnh thêm trầm trọng hơn. Tình trạng viêm họng lâu ngày không khỏi có thể nguyên nhân là sức đề kháng yếu, niêm mạc của bạn bị suy giảm sức đề kháng, không đủ khả năng bảo vệ, ngăn ngừa các vi khuẩn hay thích nghi với môi trường bị ô nhiễm như khói bụi, thời tiết thay đổi từ đó dễ dàng khiên bệnh nặng hơn.
Viêm họng không khỏi do sức đề kháng yếu
Khi niêm mạc họng suy yếu là điều kiện thuận lợi cho virus, nấm và các loại vi khuẩn có cơ hội tấn công làm cho niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng hơn, nếu như chưa tiêu diệt được các loại vi khuẩn này thì bệnh viêm họng vẫn còn kéo dài, gây sưng họng, viêm ngứa ngáy khó chịu nuốt vướng, đau họng… Trong một số trường hợp có thể gây tái phát cấp tính gây nóng sốt cao nguy hiểm.
2. Áp dụng các biện pháp điều trị không đúng cách
– Đa số người bệnh khi bị viêm họng thường không đi khám bác sĩ mà lại tự ý mua thuốc kháng sinh về dùng. Việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị, tuy bệnh có thuyên giảm nhưng lại tái phát rất nhanh do:
+ Kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, không có tác dụng nhiều với nấm, virus gây bệnh.
+ Lạm dụng kháng sinh quá nhiều, ngay cả trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn gây ra. Điều này sẽ gây ra hiện tượng nhờn thuốc, sử dụng kháng sinh cũ không đỡ hay phải dùng với liều cao hơn, thay loại kháng sinh nặng hơn mới đỡ khiến cơ thể mệt mỏi, giảm sức đề kháng của cơ thể trong khi niêm mạc họng còn yếu, chưa phục hồi hẳn nên bệnh tái phát nhanh hơn.
Viêm họng không khỏi do lạm dụng thuốc kháng sinh
+ Do cơ thể có kháng thể mẫn cảm với thành phần của thuốc nên đem lại hiệu quả không cao.
+ Dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ, không đúng liều lượng. Khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm thì ngưng dùng thuốc giữa chừng.
– Ngoài việc dùng thuốc kháng sinh điều trị bệnh, người bệnh cũng thường áp dụng các phương pháp chữa bệnh từ dân gian như sử dụng gừng, tỏi, củ cải…Các phương pháp này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí, nguyên liệu dễ tìm kiếm, dễ thực hiện và dễ sử dụng. Tuy nhiên, lại có một số nhược điểm như: Đa phần các phương pháp này không thể trị tận gốc viêm họng mà chỉ là biện pháp hỗ trợ điều trị, làm giảm bớt triệu chứng bệnh; Thời gian trị viêm họng kéo dài dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác; Một số bài thuốc chưa được kiểm chứng sẽ gây hại cho người bệnh.
3. Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý
Ngoài việc dùng thuốc, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh thực hiện không tốt những điều này không những bệnh không khỏi mà còn khiến bệnh nặng hơn, cụ thể như:
Chế độ ăn uống không hợp lý khiến cho bệnh viêm họng không khỏi
+ Không chú ý giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là vùng cổ họng, ngực.
+ Thường xuyên uống nước đá lạnh, ăn các thực phẩm đông lạnh.
+ Ăn các thức ăn chua cay, thức ăn khô cứng gây ảnh hưởng đến niêm mạc họng.
+ Thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá, cà phê, chất kích thích.
4. Do mắc một số bệnh khác
Khi bị viêm họng mà còn kèm theo một số chứng bệnh khác như trào ngược dạ dày thực quản hoặc bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng thì sẽ khiến cho viêm họng mãi không khỏi được. Muốn điều trị triệt để bệnh viêm họng, người bệnh cần kết hợp điều trị các chứng bệnh đi kèm.
Trào ngược dạ dày thực quản khiến cho bệnh viêm họng kéo dài
Trường hợp nếu bệnh viêm họng chữa mãi không khỏi sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như: Gây tổn thương niêm mạc họng thường xuyên khiến người bệnh luôn luôn cảm thấy ngứa rát, sưng đau, vướng họng, ho khan hoặc ho có đờm, khạc nhổ nhiều gây mất vệ sinh, khó nuốt, đau đớn khi ăn uống, nói chuyện. Thậm chí còn có thể gây viêm họng hạt, viêm họng teo, sụt cân, suy dinh dưỡng.
Nên làm gì để điều trị viêm họng triệt để?
Để điều trị bệnh viêm họng triệt để, khi thấy những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ đó sẽ có hướng điều trị phù hợp tích cực. Đồng thời, người bệnh nên thực hiện tốt những điều sau:
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cơ thể
+ Bảo vệ đường hô hấp, hạn chế tiếp xúc với khói bụi, chất độc hại, môi trường ô nhiễm.
+ Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập luyện thể dục thể thao ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
+ Tránh dùng các thực phẩm, đồ ăn cay nóng. Thay vào đó nên ăn các món mềm, lỏng, dễ nuốt và nên uống nhiều nước.
+ Điều trị triệt để các bệnh lý nguy cơ dẫn đến viêm họng như: Viêm mũi, viêm tai, viêm xoang, để tránh việc dịch chứa mầm bệnh vi khuẩn, virus, nấm chảy xuống làm họng bị viêm tái phát hoặc gây bệnh.
Trên đây là các lý do giải thích vì sao viêm họng chữa mãi không khỏi và một số nguyên tắc khi chữa viêm họng giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Mọi người có thể tham khảo và áp dụng ngay nhé!
→ Thông tin hữu ích cho người bệnh viêm họng:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!