Lao thanh quản bệnh dễ bị nhầm lẫn

Thứ Tư, 16-11-2016

Lao thanh quản bệnh dễ bị nhầm lẫn với bệnh ung thư thanh quản, polyp, u nhú thanh quản, liệt dây thanh âm, lao phế quản, viêm thanh quản,… do triệu chứng lao thanh quản không đặc thù mà điển hình nhất chỉ là khàn tiếng, ho và khó thở.

Bệnh lao thanh quản thường được biểu hiện dưới các thể khác nhau như:

  • Lao thanh quản thể thâm nhiễm: Niêm mạc thanh quản ở dạng này dày sần từng phần hoặc toàn bộ.
  • Lao thanh quản thâm nhiễm phù nề: Niêm mạc thanh quản dày và mọng đỏ; nắp thanh quản có hình dạng “mõm cá mè” không di động được. Quan sát thấy dây thanh âm to dày làm hẹp thanh môn.
  • Lao thanh quản thâm nhiễm sùi: Nền thâm nhiễm có các nụ sùi.
  • Lao thanh quản thâm nhiễm loét: Nền niêm mạc dày sần các nốt lao vỡ ra để lại các vết loét nông hoặc sâu, bờ không đều.
  • Lao thanh quản thể u lao: Xuất hiện khối u tròn nhẵn hoặc sần sùi như quả dâu.
  • Lao thanh quản thể lao kê: Có các nốt nhỏ màu xám trắng đồng đều trên nền niêm mạc dày đỏ.

Bệnh viêm thanh quản dễ bị nhầm lẫn

 lao-thanh-quan-benh-de-bi-nham-lan1

Bệnh lao thanh quản có mối quan hệ chặt chẽ với lao phổi, thường xuất phát cùng với bệnh lao phổi. Tuy nhiên, không ít trường hợp mắc lao thanh quản đơn độc. Do đó, người bệnh cần hết sức cẩn trọng ngay khi gặp phải các dấu hiệu bất thường nghi ngờ mắc bệnh.

NÊN BIẾT:

Bệnh lao thanh quản thường biểu hiện bằng triệu chứng rõ ràng đầu tiên đó là khàn tiếng: Lúc đầu chỉ là giọng khàn nhẹ nhưng về sau khàn nặng hơn thậm chí là mất tiếng. Tuy nhiên, chứng khản tiếng lại dễ bị chẩn đoán nhầm với triệu chứng bệnh viêm thanh quản.

Ngoài ra, mắc lao thanh quản bệnh nhân còn có các biểu hiện khác như: Lúc đầu ho khan về sau ho có đờm, mủ, tiếng ho khác lạ, nghe ồ ồ, rè rè; nuốt vướng hoặc đau khi nuốt; sặc khi uống nước; khó thở khi dây thanh âm phù nề, khối u lồi vào thanh quản hay do xơ sẹo co kéo, làm hẹp lòng thanh quản hoặc khó thở đột ngột xuất hiện từng cơn sau các kích thích như nội soi, sinh thiết,…

Tuy nhiên, các bệnh như viêm thanh quản do vi khuẩn khác, cúm, u nhú thanh quản, liệt dây thanh âm, lao phế quản, u ở trung thất hoặc phổi chèn ép vào khí quản, ung thư thanh quản, polyp dây thanh,… cũng có những dấu hiệu bất thường tương tự. Do đó chỉ qua những triệu chứng trên thì chưa thể khẳng định chính xác có mắc lao thanh quản hay không.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh lao thanh quản?

Để đưa ra kết luận chính xác có mắc bệnh lao thanh quản hay không thì cần phải tiến hành nội soi phế quản, sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh và tìm tổn thương phối hợp, trước tiên là ở phổi.

lao-thanh-quan-benh-de-bi-nham-lan

Nếu mắc bệnh lao thanh quản, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thuốc chống lao, thuốc chống viêm phù nề(corticoid) để bảo tồn giọng nói và cải thiện khó thở. Nếu thanh quản hẹp, người bệnh khó thở nhiều thì cần thiết phải mở khí quản để tạo một đường thông với bên ngoài không qua thanh quản.

Bài viết liên quan

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không bác sĩ?

Rất nhiều bệnh nhân khi mắc phải hen suyễn đều có chung nỗi băn khoăn,...

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nếu bệnh hen suyễn không được điều...

Mách bạn cách chữa khản tiếng bằng giá đỗ tại nhà

Có những mẹo trị bệnh khá đơn giản trong cuộc sống chúng ta mà không...

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Đối với tỷ lệ trẻ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *