Kinh nghiệm lấy lại giọng nói sau khi cắt thanh quản

Thứ Sáu, 06-01-2017

Không nói được hoặc gặp khó khăn trong việc nói là tình trạng chung của bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ dây thanh quản (do ung thư). Để nhanh chóng lấy lại giọng nói, ngoài việc luyện tập thanh quản bạn có thể sử dụng thêm các thiết bị trợ âm để hỗ trợ.

Đa số các trường hợp ung thư vòm họng – thanh quản sau khi thăm khám đều được phát hiện ở giai đoạn muộn nên hầu như phải cắt bỏ hoàn toàn thanh quản và thêm một phần ở hạ họng. Điều này đã tạo nên những biến đổi quan trọng trong bộ máy phát âm. Có thể kể đến như:

– Bộ phận phát hơi bị loại trừ do hơi thở thoát ra ở cổ.

– Hai dây thanh giữ nhiệm vụ rung thanh nằm trong thanh quản không còn nữa.

– Bộ phận cấu âm như lưỡi, màn hầu, môi… vẫn còn nguyên vện nhưng do không có sóng âm từ dưới thanh quản truyền lên nên bệnh nhân chỉ có thể nói thì thào với âm lượng nhỏ và không thể nghe được.

kinh-nghiem-lay-lai-giong-noi-sau-khi-cat-thanh-quan-1

Cách lấy lại giọng nói sau khi cắt thanh quản

#1. Tập luyện thanh quản

Thanh quản liên quan đến ba chứng năng chính là nuốt, nói và bảo vệ đường hô hấp. Trường hợp phát hiện ung thư thanh quản ở giai đoạn sớm bệnh nhân chỉ cần loại bỏ một phần thanh quản. Sau phẫu thuật nếu chăm chỉ luyện tập sẽ nhanh chóng lấy lại giọng nói.

Thông thường, khoảng một tháng sau phẫu thuật, khi vết thương đã ổn định, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn luyện thanh bằng những bài tập cụ thể, từ các động tác khởi động nhẹ nhàng đến thư giản dây thanh, làm mềm cơ cổ khi phát âm, giúp hơi dài hơn khi nói.

Các bài tập sẽ được thay đổi thường xuyên, vì vậy để nhanh chóng có kết quả, bạn cần chăm chỉ luyện tập và tái khám định kỳ để bác sĩ đánh giá mức độ hồi phục và đưa rabài tập mới.

Nếu luyện tập đúng, đầy đủ thì sau khoảng 3 tháng bệnh nhân sẽ giao tiếp tốt. Trong quá trình tập luyện, bệnh nhân cũng cần lưu ý đến việc chăm sóc dây thanh, chỉ nên giao tiếp ở mức thông thường, tránh nói liên tục. Uống đủ nước để giữ cho dây thanh quản không bị khô. Hạn chế tối đa việc dùng rượu bia hay hút thuốc lá vì đây là hai tác nhân chính khiến ung thư thanh quản có cơ hội tái phát và làm cho quá trình phục hồi diễn ra chậm hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm:

#2. Sử dụng thiết bị trợ âm

Thiết bị trợ âm hiện nay gồm có hai loại:

– Loại sử dụng van teflon hay silicon để tận dụng triệt để luồng không khí thở ở cổ, dùng năng lượng để khuếch đại tiếng nói thì thào. Cụ thể như Provox hay Voice Master…

– Loại chạy bằng năng lượng điện – cơ (là thiết bị có thể dùng pin hay ắc quy và có thể sạc lại được), thiết bị này cung cấp nguồn năng lượng điện giúp khuếch đại tiếng nói thì thào của bệnh nhân. Thông dụng và 9die6n3 hình nhất hiện nay là máy Servox cầm tay được sản xuất tại Đức.

Tập luyện để có thể nói được bằng thiết bị trợ âm chỉ đòi hỏi thời gian luyện tập ngắn, nhưng chất lượng giọng nói mang lại thường kém. Chẳng hạn với máy Servox dù bệnh nhân đã đã sử dụng rất thuần thục cách biến đổi âm lượng và tần số nhưng cũng chỉ tạo được giọng nói đơn điệu với âm sắc ngang, gần như tương tự với âm thanh của robot. Không những thế, các thiết bị này còn khá đắt tiền.

Do đó, cách tốt nhất để lấy lại giọng nói chính là tập luyện cách nói chuyện bằng thực quản. Cách luyện nói bằng thực quản đòi hỏi nhiều thời gian và ý chí vượt khó của người tập. Nếu chăm chỉ khổ luyện, sau một thời gian giọng nói sẽ có âm sắc tự nhiên hơn.

Bài viết liên quan

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không bác sĩ?

Rất nhiều bệnh nhân khi mắc phải hen suyễn đều có chung nỗi băn khoăn,...

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nếu bệnh hen suyễn không được điều...

Mách bạn cách chữa khản tiếng bằng giá đỗ tại nhà

Có những mẹo trị bệnh khá đơn giản trong cuộc sống chúng ta mà không...

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Đối với tỷ lệ trẻ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *