Nạo VA thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp diễn tiến bệnh kéo dài, không khỏi, tái đi tái lại nhiều lần thành mãn tính, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm. VA phì đại khiến trẻ bị nghẹt mũi, phải thở bằng miệng, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc hoặc ngưng thở khi ngủ… những lúc như thế các bậc phụ huynh cần cân nhắc đến việc đưa trẻ đến trung tâm y tế để được điều trị, loại bỏ VA kịp thời.
VA là từ viết tắt để chỉ những mô lymphô nằm ở vòm mũi họng. VA có chức năng miễn dịch bao gồm sản xuất kháng thể chống lại vi khuẩn gây bệnh xâm nhập từ đường hô hấp, nhận diện và bắt giữ vi khuẩn, đặc biệt trẻ trong nhóm tuổi từ 6 tháng – 4 tuổi tuổi đã dùng gần hết kháng thể từ mẹ truyền lại, bắt đầu hình thành hệ miễn dịch non nớt rất dễ nhiễm bệnh.
Khi nào cần nạo VA cho trẻ?
Khi bị viêm VA cấp, cần thiết phải cho trẻ điều trị nội khoa bằng việc phối hợp dùng thuốc kháng viêm, kháng sinh, dung dịch nhỏ mũi, hút sạch dịch. Mỗi đợt điều trị VA có thể kéo dài từ 5-10 ngày hoặc có khi lên đến 3-4 tuần.
Phẫu thuật nạo VA chỉ được thực hiện khi xảy ra một trong 2 tình huống sau:
– Tình huống 1: VA nhiễm trùng lặp lại nhiều lần hoặc đã kéo dài tình trạng viêm cả tháng, gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như viêm tai, viêm thanh quản, viêm phế quản hoặc rối loạn tiêu hóa.
Tình huống 2: VA phì đại quá to khiến trẻ bị nghẹt mũi kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không có dấu hiệu thuyên giảm, xuất hiện cơn ngưng thở khi ngủ. Trong tình huống này, khi nội soi thường sẽ thấy VA phì đạu đạt độ II hoặc IV gần như làm bít tắc hết cửa mũi sau của trẻ.
THÔNG TIN THÊM:
Nạo VA bằng phương pháp nào tốt nhất?
Trước kia khi nạo VA, bác sĩ thường dùng một thìa nạo kim loại, phương pháp này gây chảy máu khá nhiều, dễ tổn thương các cấu trúc lân cận, lại không nạo được phần VA bị phì đại quá rộng nằm ở cửa mũi sau.
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của y học, người ta đã sáng tạo ra phương pháp nạo VA mới bằng máy cắt hút (microdebrider) hoặc vừa đốt, vừa cắt hút trong môi trường nước muối sinh lý (coblation).
Trong đó, phương pháp nạo bằng coblation nội soi và gây mê được xem là phương pháp tối ưu nhất nhất vì hầu như không gây chảy máu, không làm tổn thương cấu trúc xung quanh và giúp loại bỏ hoàn toàn phần VA phì đại lan rộng xuống hốc mũi, ít gây đau đớn.
Biện pháp phòng ngừa viêm VA
– Giữ vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ, đặc biệt là tay, do lứa tuổi này trẻ rất hiếu động và hay chạm vào đồ vật rồi đưa lên mũi, miệng khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập gây bệnh.
– Giữ gìn môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ và khô thoáng, giữ trẻ tránh xa khói thuốc, hạn chế đưa trẻ đến những nơi công cộng đông người.
– Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý, tránh ăn quá nhiều đồ vào buổi đêm để hạn chế hiện tượng trào ngược axit dạ dày lên vòm mũi họng gây viêm VA và viêm họng.
– Nên cho trẻ dùng thêm nhiều loại vi chất để tăng cường miễn dịch cho đườnghô hấp trên như caxi hay kẽm… đặc biệt cần cho trẻ tiêm ngừa định kỳ các chủng vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!