Trị viêm họng hạt bằng lá trâm ổi là một phương pháp dân gian được khá nhiều người biết đến và áp dụng. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này xin mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi ngay bài viết dưới đây!
Viêm họng hạt là một bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến hiện nay, là tình trạng viêm nhiễm kéo dài và liên tục nhiều lần của niêm mạc vùng họng và amidan, dẫn đến các mô lympho ở thành sau họng phình lên. Khi bị viêm họng hạt, người bệnh sẽ có cảm giác vướng, mắc, ngứa ngáy và khó chịu trong cổ họng, kèm theo đó là ho khan không đờm, đau, rát, khô cổ họng. Nếu để lâu không được điều trị, sẽ gây khó khăn trong nói chuyện, giao tiếp, hôi miệng kéo dài. Vì vậy, chứng bệnh này cần phải được chữa trị ngay.
Hướng dẫn các trị viêm họng hạt bằng lá trâm ổi đơn giản
Cây trâm ổi hay còn có nhiều tên gọi khác như: Cây ngũ sắc, trâm hôi, cây hoa cứt lợn, tứ thời, tứ quý. Trâm ổi là một loại cây nhỏ mang nhiều cành ngang, có lông và gai ngắn quặp về phía dưới. Lá hình bầu dục, đầu nhọn, mặt xù xì, mép có răng cưa, mặt trên có lông ngắn, cứng, mặt dưới có lông mềm hơn. Hoa trâm ổi không cuống, màu vàng, cam hay đỏ mọc thành bông hình cầu, hoa có lá hình mũi giáo.
Theo Đông y, lá của cây hoa trâm ổi có vị đắng, hôi, tính mát, hơi có độc, có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng, cầm máu rất hiệu quả. Chính vì vậy mà lá trâm ổi được dùng để trị chứng viêm họng hạt hiệu quả. Bài thuốc trị viêm họng hạt từ lá trâm ổi như sau:
Lá trâm ổi chữa bệnh viêm họng hiệu quả tại nhà
Nguyên liệu cho mỗi lần dùng:
- 3 – 6 lá trâm ổi.
- 1 lát gừng tươi.
- 1 hạt muối (Muối hạt)
Thực hiện như sau: Lấy lá trâm ổi rửa sạch rồi nhai nhỏ trong miệng cùng với gừng và muối, ngậm thuốc và nuốt từ từ để nước thuốc thấm đều vào cổ họng. Thời gian nhai và nuốt thuốc phải từ 15-30 phút trở lên thì mới có tác dụng chữa bệnh. Mỗi ngày thực hiện bài thuốc này khoảng 3 lần, áp dụng đều đặn trong 10 ngày đầu sẽ thấy bớt ho, giảm đau họng và giảm bớt đờm.
Ngoài công dụng chữa viêm họng hạt, lá trâm ổi còn được dùng để chữa một số chứng bệnh thông thường khác như: Chữa ho ra máu và lao phổi bằng cách nấu nước uống, chữa viêm da, eczema, mụn nhọt bằng cách nấu lá tươi để rửa ngoài, hạ sốt cao bằng cách sắc uống, chữa chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu bằng cách giã lá tươi đắp ngoài hoặc tán bột rắc lên vết thương ngày một lần.
Lưu ý khi dùng bài thuốc lá trâm ổi chữa viêm họng hạt
Chữa viêm họng hạt bằng lá trâm ổi là một phương pháp dân gian được khá nhiều người biết đến và áp dụng. Ngoài việc sử dụng đúng cách bài thuốc chữa bệnh trên thì người bệnh viêm họng hạt cần phải lưu ý và thực hiện tốt những điều sau thì mới đảm bảo hiệu quả và an toàn.
+ Trong lá trâm ổi có chất có tên gọi là Lentaden A và Lantamin rất độc nếu dùng liều cao trên 30 gam và dùng kéo dài liên tục trong nhiều ngày. Người bệnh viêm họng hạt chỉ nên dùng tối đa 18 lá mỗi ngày và chia nhỏ làm 3 lần dùng.
Đồ chiên nướng không tốt cho người bệnh viêm họng hạt
+ Bài thuốc lá trâm ổi này còn có thể sử dụng để điều trị các chứng viêm họng, viêm phế quản và viêm VA.
+ Thành phần muối đi kèm với bài thuốc cần phải dùng muối hạt chứ không được dùng loại muối khác sẽ không đem lại hiệu quả cao.
+ Người bệnh viêm họng hạt cũng nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin như: Rau xanh, trái cây tươi ổi, táo, xoài, dứa, măng cụt, những thực phẩm này không chỉ tăng sức đề kháng cho cơ thể mà vitamin C nếu sử dụng khi viêm họng còn hỗ trợ chữa bệnh nhanh lành hơn.
+ Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu kẽm như: sò, củ cải, ngũ cốc, rau chân vịt, nấm. Những thực phẩm này giúp tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe.
+ Bệnh viêm họng hạt nên ăn thực phẩm giàu protein: Các loại trứng chứa nhiều protein, dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch. Protein trong trứng rất dễ tiêu hóa nên giúp cơ thể hấp thu nhanh chóng. Tuy nhiên, mọi người nên lưu ý ăn trứng luộc không nên ăn trứng chiên.
+ Bổ sung thêm những thực phẩm hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng hạt như: Tỏi, mật ong, gừng.
+ Viêm họng hạt thường khiến cổ họng đau, vướng mắc khó chịu nên người bệnh nên ăn những thức ăn mềm, nấu chín như: cháo, canh, súp.
+ Khi bị viêm họng hạt, cổ họng thường khô, khó chịu kèm theo đó là những cơ ho. Để giảm bớt triệu chứng người bệnh nên thường xuyên uống nước, nên uống 2 đến 3 lít nước/ ngày.
+ Nên hạn chế những thực phẩm cay nóng, đồ ăn chiên nướng, đồ ăn khô cứng vì những thực phẩm này có thể làm cho hiện tượng sưng đau tăng lên.
+ Bệnh nhân viêm họng hạt nên uống nhiều nước, tuy nhiên cần tránh các đồ uống lạnh, kem, chè, vì chúng có thể khiến cổ họng sưng tấy, và khiến cho bệnh trở nên nặng nề hơn.
+ Tránh xa rượu bia và các chất kích thích, nước ngọt có gaz vì những thức uống này sẽ gây tổn thương niêm mạc họng và khiến cho bệnh nặng nề hơn.
+ Hạn chế những thực phẩm ngọt vì chúng có độ dinh dưỡng cao nhưng không hề tốt cho người mắc bệnh viêm họng hạt. Khi những chất ngọt này đi vào cơ thể buộc phải đi qua họng và đường sẽ gây nên dịch tiết nhờn làm cổ họng luôn có đờm, khiến tình trạng bệnh trở nên khó chịu hơn.
Trên đây là hướng dẫn cách trị viêm họng hạt bằng lá trâm ổi đơn giản và một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh, mọi người có thể tham khảo và áp dụng ngay để nhanh chóng loại bỏ những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
→ Người bệnh viêm họng nên biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!