Bệnh viêm họng giả mạc là một trong 3 dạng bệnh viêm họng cấp tính hiếm gặp (chỉ chiếm 2-3%) cùng với viêm họng đỏ và viêm họng loét. Tuy nhiên cần cảnh giác bởi đó có thể là viêm họng bạch cầu được cảnh báo là rất nguy hiểm. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm họng giả mạc bạn nên quan tâm.
Dưới sự tác động của môi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường và sự chủ quan không chú ý bảo vệ sức khỏe thì các bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm họng đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Bệnh viêm họng được chia thành: Viêm họng cấp và viêm họng mãn tính. Ở mỗi giai đoạn bệnh lại được chia thành:
- Viêm họng cấp tính, gồm: Viêm họng trắng (viêm họng giả mạc), viêm họng đỏ, viêm họng loét.
- Viêm họng mãn tính, gồm: Viêm họng teo, viêm họng xuất tiết, viêm họng quá phát (viêm họng hạt).
Viêm họng giả mạc là gì?
Bệnh viêm họng giả mạc là một trong 3 dạng bệnh viêm họng cấp tính hiếm gặp (chỉ chiếm 2-3%) cùng với viêm họng đỏ và viêm họng loét. Tuy nhiên cần cảnh giác bởi đó có thể là viêm họng bạch cầu được cảnh báo là rất nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm họng giả mạc
“Thủ phạm” được xác định là do vi khuẩn thường là liên cầu, đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết b nhóm A. Loại vi khuẩn này dễ dàng lây từ người bệnh sang người lành thông qua đường nước bọt.
Một số trường hợp viêm họng giả mạc có thể do hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng và bạch hầu.
Triệu chứng bệnh viêm họng giả mạc
Khi bị viêm họng giả mạc, người bệnh sẽ thấy những biểu hiện sau:
+ Về triệu chứng toàn thân: Diễn biến thường rầm rộ, bệnh nhân sốt cao 380-390C có rét run hoặc ớn lạnh. Thể trạng mệt mỏi rõ rệt, nhợt nhạt và nhức đầu nhiều.
+ Về triệu chứng cơ năng: Đau họng, đau khi nuốt và có thể đau nhói lên tai.
+ Về triệu chứng thực thể:
- Quang sát thấy hai amidan to đỏ thẫm, các khe giãn, có một lớp bựa trắng bao phủ miệng khe: Lớp bựa này đầu tiên màu trắng kem sau trở lên vàng xám có tính chất: dai, dày, lan rộng và rất dính vào niêm mạc của amidan và họng. Một số trường hợp giả mạc lan xuống thanh quản, nhất là ở trẻ nhỏ và gây khó thở cấp (khó thở viêm thanh quản).
- Các hạch ở vùng sau góc hàm bị sưng to đau.
NÊN BIẾT:
Cách điều trị bệnh viêm họng giả mạc
Viêm họng giả mạc thường diễn biến kéo dài khoảng 10 ngày mới khỏi hẳn, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm thận; bệnh Osler; thấp tim; viêm tấy xung quanh amidan; viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản,… Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh viêm họng giả mạc cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
Viêm họng giả mạc thường dùng thuốc kháng sinh (cephalothin, amikacin, gentamicin,…), thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau để điều trị toàn thân và dùng khí dung, hay bôi họng để điều trị tại chỗ. Ngoài ra bệnh nhân bị viêm họng giả mạc cần nghỉ ngơi, có chế độ ăn uống hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!