Viêm amidan hốc mủ xuất hiện do phản ứng của amidan đối với các yếu tố gây viêm nhiễm, xâm nhập vào vùng cổ, họng gây ra tình trạng viêm sưng và tích mủ ở khu vực amidan. Có nên dùng kháng sinh chữa viêm amidan hốc mủ không? Những loại thuốc nào có thể sử dụng trong điều trị viêm amidan hốc mủ.

Có nên dùng thuốc kháng sinh chữa viêm amidan hốc mủ không?
Kháng sinh là một trong những giải pháp để điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh còn tùy thuộc vào tình trạng diễn tiến của bệnh và những chỉ định, kê đơn của bác sĩ. Đối với viêm amidan hốc mủ, tác dụng của kháng sinh là giúp kháng viêm, giảm đau. Thông thường kháng sinh chỉ áp dụng đối với các trường hợp viêm amidan hốc mủ mới bắt đầu trổ, đề phòng bội nhiễm, phòng tránh biến chứng cho vi khuẩn,…
Bệnh nhân khi dùng kháng sinh cần phải tuân thủ những chỉ định về hàm lượng, nồng độ, thời gian vì kháng sinh chỉ khi dùng đúng cách mới có thể phát huy hiệu quả. Tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng kháng sinh, càng không được lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài vì có thể dẫn đến nhiều hệ quả không mong muốn cho sức khỏe bệnh nhân như:
- Làm mất cân bằng các lợi khuẩn trong khoang miệng và hệ tiêu hóa, dẫn đến các rối loạn tiêu hóa và rối loạn miễn dịch.
- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn như bệnh Crohn, bệnh Celiac, phát sinh các bệnh lý mãn tính.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp như bệnh hen suyễn, dị ứng, bệnh viêm mũi màng kết.
- Làm tăng các chỉ số AST, ALT trong gan, rất có hại cho mô gan, đặc biệt là khi sử dụng các loại kháng sinh mạnh, đặc biệt là Azithromycin.
- Nhờn thuốc kháng sinh, tạo ra các vi khuẩn kháng thuốc, thậm chí có thể tạo ra các vi khuẩn kháng đa thuốc, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn vì vi khuẩn trở nên trơ với kháng sinh, thậm chí tạo ra “siêu” vi khuẩn.
- Rối loạn cân nặng trong quá trình sử dụng các loại kháng sinh.
- Tăng nguy cơ ung thư khi sử dụng các loại kháng sinh trong thời gian dài.
Bên cạnh tình trạng đau nhức, viêm amidan còn có thể gây khó thờ vào buổi tối. Nếu chưa biết cách xử lý, hãy tham khảo ngay hướng dẫn Làm gì khi bị bệnh viêm amidan gây khó thở?

Nên uống thuốc gì khi bị viêm amidan hốc mủ?
Tùy theo tình trạng bệnh viêm amidan mà các loại thuốc được sử dụng để điều trị cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
1.Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn
Sử dụng các loại kháng sinh chống liên cầu như erythromycin, penicillin để cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn.
2.Đối với những trường hợp cần hạ sốt, giảm đau
Sử dụng các loại thuốc giảm sốt, giảm đau như paracetamol.
Tùy theo cân nặng, độ tuổi của người sử dụng mà dùng theo liều khác nhau. Thông thường khuyến cáo khi sử dụng các loại thuốc giảm đau, hạ sốt là từ 10mg/kg trọng lượng cơ thể/ngày.
3.Đối với những trường hợp xung huyết, phù nề
Sử dụng các thuốc chống viêm như achoay, amitase,… để giúp cải thiện tình trạng phù nề, xung huyết.
4.Đối với những trường hợp cần kháng khuẩn tại chỗ
Sử dụng các loại thuốc kháng viêm, sát khuẩn tại chỗ như lysophaine, oropivalone, betadine,…
5.Súc họng với các loại dung dịch kiềm loãng
Thường sử dụng các loại dung dịch như nước muối Natri Clorua 0,9%, bicacbonate,…
6.Thuốc giảm ho
Nếu vi khuẩn xâm nhập vùng họng và gây ho thì có thể sử dụng một số loại thuốc giảm ho để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Trên đây là một số lưu ý cần biết về sử dụng kháng sinh trong chữa amidan hốc mủ và các loại thuốc cần dùng khi bị viêm amidan hốc mủ. Sử dụng đúng thuốc, đúng liều rất quan trọng trong quá trình điều trị viêm amidan hốc mủ. Đối với những trường hợp khởi phát viêm amidan hốc mủ, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có những hướng dẫn điều trị và can thiệp hữu hiệu nhất. Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe và tình trạng của mình.
Thắc mắc của bạn đọc viêm amidan có nên ngậm nước muối hằng ngày không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!