Trong những ngày trái gió trở trời, các mẹ “bỉm sữa” nên “thủ ngay” cho mình các “bí kíp” dùng mẹo chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh vì biết đâu cần dùng đến. Sức đề kháng của trẻ lúc này rất yếu ớt, dễ bị những khuẩn bệnh xâm nhập tạo thành thương tổn, đặc biệt là các căn bệnh về đường hô hấp. Vậy nên biết được mẹo chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh sẽ giúp các mẹ lược bớt rất nhiều lo lắng đấy.

Mẹo chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh
Thay vì bắt trẻ nhỏ phải uống quá nhiều loại thuốc kháng sinh từ ban đầu, các mẹ vẫn thường truyền tai nhau các mẹo chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh và áp dụng để chữa trị viêm họng tại nhà. Chắc chắn sẽ có không ít những “tuyệt chiêu” rất hay sẽ giúp bé mau khỏi ngay tức thì.
1.Nước vo gạo và diếp cá
Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, cách dùng nước vo gạo và diếp cá để làm giảm bớt các dấu hiệu viêm họng cấp rất đáng được tham khảo.
Chuẩn bị:
- 4-5 lá diếp cá
- 1 chén nước vo gạo

Thực hiện:
- Diếp cá xát muối rửa sạch, để ráo nước và đem giã nát.
- Nước vo gạo gạn lấy phần nước đục, đem đun sôi trên bếp
- Cho diếp cá đã giã nát đun cùng 2-3 phút, tắt bếp và để nguội.
- Cho bé uống 2-3 thìa nước vo gạo nấu diếp cá. Ngày uống 3, 4 lần.
2. Hạt chanh hấp cách thủy
Dạ dày của trẻ sẽ không chịu nổi vị chua gắt của quả chanh. Thế nhưng dùng mẹo chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh bằng hạt chanh thì lại hiệu quả cực kì.
Chuẩn bị:
- 20g hạt chanh
- 1 ít đường phèn
Thực hiện:
- Hạt chanh đem giã nát (càng nhuyễn càng tốt)
- Cho hạt chanh + đường phèn + nước lọc vào bát đựng, đem hấp cách thủy khoảng 7 phút.
- Lọc lấy nước chia thành 5 lần/ngày, mỗi lần 2 thìa nhỏ cho trẻ.
3. Húng chanh giã
Một cách chữa trị viêm họng giúp long đờm cho trẻ cực đơn giản và dễ thực hiện chính là dùng lá húng chanh. Cảm giác ngứa rát, vòm họng đỏ tấy của trẻ sẽ nhanh chóng biến mất với cách này.

Thực hiện: Đem 4-5 lá húng chanh rửa sạch, cho vào cối đá giã dập. Có thể thêm 1-2 hạt muối (không nên cho quá nhiều) và hòa với 15ml nước sôi. Gạn bỏ cặn lá, lọc lấy nước cho trẻ uống ngày 2-3 lần.
4. Hẹ chưng đường phèn
Nhắc đến mẹo chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh, chúng ta không thể không nhắc đến cách dùng hẹ chưng đường phèn. Ngoài khả năng khiến bệnh “lùi xa”, hẹ chưng đường phèn còn hỗ trợ hô hấp, cải thiện sức khỏe cho trẻ cực hiệu quả.
Cách làm:
- Hẹ rửa sạch, để ráo nước và cắt khúc.
- Cho thêm đường phèn vào bát đựng hẹ, đem bát này chưng cách thủy.
- Quan sát thấy đường tan hết, tắt bếp và cho trẻ uống 3 lần/ngày. Tốt nhất nên uống liên tục ít nhất là 5 ngày để làm tan đờm thông họng.
5. Củ cải trắng
Với những bé chán ăn và người mệt mỏi, thở khó bởi bệnh ho đờm kéo dài dai dẳng, các mẹ hãy cho bé bổ sung dinh dưỡng “cấp tốc” bằng nước củ cải trắng nhé.
Cách thực hiện:
- Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, cắt khoanh
- Đem củ cải luộc với một ít nước lọc đến khi chín mềm thì tắt bếp.
- Chắt lấy nước cho bé uống trong ngày.

Nên đựng nước trong bình giữ nhiệt để giữ nước ấm lâu. Mẹo chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh bằng củ cải trắng chỉ phát huy hiệu quả tối đa khi uống lúc còn nóng ấm.
6. Quất hấp đường phèn
Không riêng gì trẻ nhỏ, ngay cả khi người lớn gặp phải các dấu hiệu viêm họng, viêm amidan hoặc bệnh hốc mủ,… đều có thể áp dụng quất hấp đường phèn để cải thiện tình trạng họng sưng đau.
Chuẩn bị:
- 0,5 kg quất (tắc)
- 0,3 kg đường phèn.
Thực hiện:
- Sau khi rửa sạch, quất cắt khoanh hoặc cắt đôi đều được.
- Trộn cùng đường phèn và đem chưng cách thủy trên lửa nhỏ.
- Đợi đường tan hết thì tắt bếp, trút vào bình thủy tinh có nắp đậy.
- Mỗi lần cho trẻ uống 1-2 thìa, ngày uống 3 lần và uống liên tục 7 ngày mới thấy được hiệu quả.
7. Lê xuyên bối hấp cách thủy
Được xem là một bài thuốc chữa viêm họng rất hay cho trẻ, các mẹ đừng nên bỏ qua món lê xuyên bối nhé.

Chuẩn bị:
- 1 trái lê
- 1 ít đường phèn
- vài hạt xuyên bối ( có thể mua ở các tiệm thuốc Đông y)
- 1-2 lát gừng tươi
Thực hiện:
- Lê rửa sạch, gọt vỏ và bỏ lõi, hạt.
- Thêm đường phèn và xuyên bối, gừng tươi vào trong quả lê.
- Đem lê chưng cách thủy 20-30 phút.
- Cắt thành miếng nhỏ hoặc ép lấy nước chia thành 2 lần/ngày cho trẻ ăn/uống
8. Hành tây và nước cháo loãng
Khi ngã bệnh, bé thường cáu gắt khó chịu, kèm theo đó là triệu chứng chán ăn, uể oải. Lúc này, các mẹ nên tham khảo cách chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh với mẹo từ hành tây và nước cháo. Trong thời gian ngắn, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và khỏe hơn đấy.
Chuẩn bị:
- 1/2 củ hành tây
- 30g gạo tẻ
Thực hiện:
- 30g gạo tẻ vo sạch, nấu thành cháo. Tốt nhất nên nấu thật loãng, hạt gạo nở bung xốp sẽ khiến mùi vị ngon hơn.
- Múc nước cháo ra chén nhỏ, thêm 2-3 thìa nước ép hành tây và trộn đều.
- Cho trẻ uống cháo khi còn ấm, ngày 2 lần.
9. Tỏi nướng
Hợp chất allicin trong tỏi sẽ giúp diệt sạch các vi khuẩn gây bệnh đang trú ngụ trong cơ thể trẻ. Đồng thời sức khỏe và sức đề kháng của trẻ sẽ được tăng cao khi dùng tỏi thường xuyên.

Thực hiện:
- Đem 1 củ tỏi nướng trên than già (quay lò vi sóng) đến khi chín vàng và tỏa ra mùi thơm.
- Dùng dao cắt đôi củ tỏi, khoét lấy phần thịt bên trong.
- Sau đó đem giã nát, hòa cùng một ít nước ấm và cho trẻ uống.
- Nên chia thành 2-3 lần/ngày và mỗi lần không quá 2 thìa
Một số lưu ý khi dùng mẹo chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh
Bệnh viêm họng có đờm nói riêng và các bệnh về đường hô hấp nói chung không phải là bệnh hiếm gặp. Tuy ít khi gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng không thể phủ nhận sự bất tiện và khó chịu của trẻ trong những ngày này. Vậy nên khi áp dụng mẹo chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên chú ý những điểm sau:
- Giữ ấm cổ họng cho trẻ
- Cho trẻ sinh hoạt và nghỉ ngơi trong môi trường thoáng mát, trong lành. Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, xe cộ.
- Nên dùng máy tạo ẩm khi dùng điều hòa và quạt máy.
- Làm sạch khoang miệng trẻ bằng nước muối ấm. Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ.
- Không dùng mật ong cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì có thể gây ngộ độc.
- Tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái, tránh để trẻ khóc quấy la hét dễ tổn thương dây thanh quản.
- Nên dùng nước muối để rửa sạch mũi, miệng sẽ giúp bệnh chóng lành.
- Nếu bé có các dấu hiệu viêm họng cấp tính hoặc thời gian bệnh kéo dài, nên đưa bé đến gặp bác sĩ để tránh bệnh trở nặng.
Với những mẹo chữa ho đờm cho trẻ sơ sinh trên, chắc chắn trong những ngày thời tiết thay đổi, mẹ sẽ không còn “lóng ngóng tay chân” cũng như bé sẽ không còn mệt mỏi, uể oải.
Xin chúc các mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh!
An Tư
➥ Những bài viết hay cho mẹ và bé
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!