GÓC CHIA SẺ:
Chào tất cả các mẹ, mình là một trong những thành viên trong Webtretho.com. Dạo gần đây mình có thấy nhiều phụ huynh thắc mắc về vấn đề nạo VA cho trẻ cụ thể như: Khi nào nên nạo VA cho trẻ, nên nạo VA cho trẻ ở đâu tốt nhất, cách chăm sóc trẻ sau khi nạo VA? Chính vì vậy, hôm nay mình viết bài này xin chia sẻ quá trình nạo VA ở bệnh viện tai mũi họng Trung Ương cho bé để các mẹ được rõ hơn. Bởi vì, bé nhà mình đã từng tiến hành nạo VA tại đây!
(Xuân Thanh – Hà Nội)
Quá trình nạo VA ở bệnh viện tai mũi họng Trung Ương cho trẻ
Bé nhà mình năm nay 4 tuổi, nạo VA tại bệnh viện tai mũi họng Trung Ương cách đây 3 tháng. Trước đó bé thường có những triệu chứng như sốt cao 38-39 độ, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngủ ngáy và thậm chí nhiều lúc bé phải thở bằng miệng.
Lo lắng quá, mình đã đưa bé đến bệnh viện tai mũi họng Trung Ương thăm khám. Sau đó, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm VA, nhưng đã chuyển sang mãn tính cần phải nạo gấp. Thật sự lúc đó mình rất sốc và lo sợ nhưng bác sĩ bảo nạo VA rất an toàn và nhanh chóng, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh hiệu quả nên sau đó vài ngày mình đã đưa bé quay trở lại phẫu thuật.
Viêm VA gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé
Mình xin chia sẻ tất cả các bước cũng như quá trình phẫu thuật VA cho bé tại bệnh viện tai mũi họng Trung Ương để các mẹ được biết rõ hơn, cụ thể như sau:
1. Lịch khám bệnh:
Bệnh viện tai mũi họng Trung ương tổ chức khám, chữa các bệnh vào tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7 và Chủ nhật vì vậy, các mẹ có thể đưa con đến khám vào ngày cuối tuần.
– Lịch – thời gian khám bệnh từ thứ 2 đến thứ 6:
- Buổi sáng: Từ 7h00 đến 11h30.
- Buổi chiều: Từ 13h30 đến 16h30.
– Lịch – thời gian khám bệnh thứ Bảy và Chủ Nhật:
- Buổi sáng: Từ 7h30 đến 11h30.
- Buổi chiều: Từ 13h30đến 16h00.
- Phòng khám nội soi Tai Mũi Họng số: 3; 4; 5
2. Các bước làm thủ tục và tiến hành phẫu thuật
Vì đã khám và làm tất cả các thủ tục xét nghiệm vào hôm trước, nên sáng hôm sau mình đưa bé đến bệnh viện rất sớm làm thủ tục nhập viện và đóng viện phí. Phí đóng trước là 7 triệu đồng, bác sĩ có giải thích chi phí cao hơn mức bình thường là vì sử dụng dịch vụ nạo VA bằng coblator. Hồ sơ bệnh án của bé các mẹ nên chuẩn bị một vài thứ cơ bản như: Giấy giới thiệu chuyển tuyến tại bệnh viện đăng kí khám chữa bệnh ban đầu của bé, mang theo thẻ BHYT nếu có, giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu.
Các bước nạo va ở bệnh viện tai mũi họng Trung Ương
Trước đó bác sĩ có dặn không nên cho bé ăn sáng, tuy đã thăm khám xong vào hôm trước nhưng trước khi tiến hành nạo VA, bác sĩ có kiểm tra mạch, nhiệt độ và huyết áp. Sau khi kiểm tra sức khỏe cho bé thì các bác sĩ đưa bé vào phòng phẫu thuật. Sau khoảng 50-60 phút thì các y tá đưa bé về phòng hồi sức và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 4-6 tiếng. Trong 4 giờ đầu sau mổ các y tá cho bé nằm nghiêng sang một bên không gối, cho bé uống nước đường từng muỗng, sau đó sức khỏe bé đã ổn định và mình đưa bé về nhà.
3. Chăm sóc trẻ sau nạo VA tại nhà
Sau khi nạo VA cho bé, ngoài việc cho bé ăn uống thuốc theo đơn của bác sĩ, các mẹ cần lưu ý những điều sau:
+ 2 ngày đầu cho bé ăn lỏng như: súp loãng nguội, sữa lạnh .
+ Ngày 3-4 cho bé ăn cháo lỏng.
+ Từ ngày tứ 5 có thể cho bé ăn cháo đặc.
+ Ngày thứ 15 sau mổ cho bé ăn cơm nát, sau đó ăn cơm bình thường.
+ Bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu vitamin C để giúp củng cố hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, vết thương nhanh hồi phục hơn.
Sau nạo VA nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt
+ Lưu ý: tránh cho trẻ ăn những thức ăn chua, cay, nóng, cứng trong vòng 10 ngày sau mổ.
+ Chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn ở răng, hầu họng gây viêm nhiễm tại vùng nạo. Tốt nhất nên cho trẻ đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày và súc miệng với nước muối pha loãng để diện khuẩn. Tuy nhiên, không nên súc họng quá mạnh làm bật nút máu đông gây chảy máu.
+ Trong khoảng thời gian sau mổ bé thường gặp phải những triệu chứng như đau nhức. Thời điểm này có thể cho bé dùng các loại thuốc giảm đau paracetamol. Tuyệt đối không được dùng thuốc ibuprofen cho trẻ uống giảm đau. Vì thuốc này có khả năng gây chảy máu không tốt cho trẻ vừa nạo VA.
→ Sau khi nạo VA mà trẻ có những biểu hiện như sốt cao, mệt mỏi không đáp ứng với thuốc hạ sốt, nôn và ho nhiều, đau dữ dội hay trẻ bị chảy máu thì các mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện khám càng sớm càng tốt, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời sẽ tránh được các rủi ro đáng tiếc.
Trên đây là một số chia sẻ về quá trình nạo VA ở bệnh viện tai mũi họng Trung Ương cho bé, các mẹ có thể tham khảo để biết rõ giúp cho quá trình thăm khám bệnh cho con được hiệu quả hơn.
→ THÔNG TIN HỮU ÍCH CÁC MẸ NÊN BIẾT:
Cho e hỏi nạo VA xong mấy ngày dc xuất viện v ạ? E có thẻ bảo hiểm nhưng trái tuyến thì mất nhiều chi phí k ạ?