Trong thời gian qua chuyên trang chuatriviemamidan.com đã nhận được rất nhiều thắc mắc của các bạn độc giả khi hỏi về cắt amidan bị chết: nguyên nhân do đâu. Bởi trên thực tế cắt amidan là phương pháp phẫu thuật đơn giản nhất từ trước đến nay thế nhưng lại có một số trường hợp xảy ra sự cố dẫn đến rủi ro mà không biết nguyên nhân do đâu?
Trao đổi với BS Nguyễn Tấn Quang (chuyên gia khám và điều trị các bệnh về tai- mũi- họng, thanh quản, trong đó có viêm amidan các thể loại) cho biết:
Đối với những trường hợp bị viêm amidan mãn tính thường hay tái phát nhiều lần trong năm hoặc viêm amidan gây ra nhiều biến chứng như: viêm tai, viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp, viêm khớp, có những trường hợp ngủ ngáy có thể bị ngừng thở khi ngủ…. Do đó, khi đến khám căn cứ vào bệnh lí và tình hình sức khỏe, bác sĩ mới chỉ định cần phải cắt amidan tránh để bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ Tấn Quang nói thêm: Hiện nay tại các bệnh viện chuyên cắt amidan đã trang bị đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại nên có 6 phương pháp cắt amidan phổ biến nhất đó chính là: Phương pháp cắt amidan bằng laser, Microdebrider , máy Coblator, phương pháp bóc tách bằng dao, cắt amidan bằng dao điện hoặc dao mổ siêu âm…. Tại đây các bác sĩ sẽ tư vấn về những ưu và nhược điểm trong từng phương pháp và có đưa ra lời khuyên hữu ích cho người bệnh. Còn việc lựa chọn phương pháp cắt và bệnh viện nào để cắt là phụ thuộc vào mỗi người bệnh.
Cắt amidan bị chết nguyên nhân do đâu?
Qua thực tế nhiều năm công tác trong ngành y, bác sĩ Tấn Quang cũng đã từng gặp một vài trường hợp tử vong do cắt amidan xảy ra, không những tại bệnh viện bác sĩ đang công tác mà còn ở một số bệnh viện khác nên từ đó bác sĩ đưa ra một số nguyên nhân cắt amidan bị chế t là do:
1. Dùng thuốc không phù hợp:
Trước khi làm phẫu thuật cắt amidan một số bác sĩ không đảm bảo thực hiện các bước kiểm tra sức khỏe bệnh nhân và khai thác tiền sử dị ứng của người bệnh, trực tiếp tiêm thuốc gây tê, gây mê (nhầm thuốc, thuốc quá liều)…. có một số bệnh nhân bị phản ứng với thuốc, hoặc do cơ địa dị ứng với các loại thuốc trên… dẫn đến nguy cơ bị sốc thuốc, phản vệ thuốc dẫn đến tử vong.
Cụ thể nhất là trường hợp của bệnh nhân H. V. T. (34 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội) đi cắt amidan tại Bệnh viện Đa khoa Trí Đức bị tử vong sau gây mê dẫn đến hôn mê sâu và hậu quả cuối cùng là tử vong.
Mỗi bệnh nhân lại có những cơ địa dị ứng khác nhau vì thế trước khi làm bất kỳ phẫu thuật dù đơn giản hay phức tạp các bác sĩ cần khai thác tiền sử dị ứng của bệnh nhân.
2. Lựa chọn cơ sở cắt amidan không đáng tin cậy:
Việc lựa chọn cơ sở cắt amidan cũng rất quan trọng, bởi khi người bệnh lựa chọn những cơ sở không uy tín, không đáng tin cậy để phẫu thuật cộng với trình độ bác sĩ phẫu thuật không chuyên môn, máy móc thiết bị kém chất lượng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
3. Cắt amidan ở độ tuổi không cho phép:
Cắt amidan khi trẻ dưới 5 tuổi, ở độ tuổi này sức khoẻ của trẻ không ổn định, chức năng miễn dịch của trẻ còn kém, mặt khác amidan chưa phát triển hết…. nếu cắt sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ đồng thời amidan có thể phát triển trở lại sau một thời gian.
Hoặc đối với người lớn tuổi (trên 50 tuổi) sẽ có nhiều bệnh lí kèm theo nhất là huyết áp và tim mạch mà các bệnh này là những bệnh chống chỉ định trong cắt amidan. Hơn nữa ở lứa tuổi này amidan thường bị xơ hoá nếu cắt có thể gây chảy máu nhiều và kéo dài, rất nguy hiểm cho tính mạng…
4. Do chủ quan của kĩ thuật viên:
Sau khi cắt amidan xong bệnh nhân sẽ được chuyển sang phòng hậu phẫu, các kỹ thuật viên tại phòng này có thể do chủ quan nên đã rút ống nội khí quản sớm hơn so với sự hồi phục lẫn phản xạ của bệnh nhân. Sau khi rút ống nội khí quản, trong một thời gian ngắn bệnh nhân vẫn có thể tự thở được, do lượng oxy trợ thở trong lúc phẫu thuật vẫn còn sót lại. Tuy nhiên, sau khi cạn kiệt lượng oxy này, bệnh nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê sâu và nếu không được phát hiện kịp thời sẽ mất mạng.
5. Phương pháp phẫu thuật không an toàn:
Hiện nay tại một số bệnh viện vẫn còn sử dụng phẫu thuật cắt amidan bằng laser thông thường nhưng nếu trong quá trình phẫu thuật bệnh nhân không đảm bảo sức khoẻ, vết mổ bị chảy máu nhiều trong quá trình cắt không được xử lý kịp thời máu sẽ chảy ngược vào phổi làm suy hô hấp dẫn gây ra biến chứng nguy hiểm.
6. Bệnh nhân không tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ:
Sau khi cắt amidan người bệnh cần phải nằm lại bệnh viện trong thời gian 4-8 tiếng để theo dõi tình hình sức khoẻ sau đó mới được về. Sau khi xuất viện về nhà do chủ quan hoặc thiếu hiểu biết nên nhiều người đã không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vệ sinh thường ngày. Khiến cho vết mổ bị tổn thương dẫn đến chảy máu, máu chảy nhiều mà không có biện pháp xử lí, bệnh nhân cũng không đến bệnh viện để bác sĩ khắc phục… khiến người bệnh bị mất máu nhiều nguy hiểm đến tính mạng.,
Tóm lại, cắt amidan là một thủ thuật tuy không phức tạp nhưng phải thực hiện đúng chỉ định thì mới mang lại kết quả thành công, qua đó bạn cũng đừng quên nên lựa chọn những cơ sở y tế, bệnh viện thuộc chuyên khoa tai mũi họng có áp dụng những kỹ thuật cắt amidan tiên tiến nhất để có hiệu quả điều trị cao, giảm tỷ lệ biến chứng không mong muốn do kỹ thuật điều trị mang lại. Cuối cùng là sau khi cắt amidan bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị tại nhà đúng đắn.
Có thể bạn đang quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!