Bệnh hen suyễn ở trẻ em và trẻ sơ sinh: những điều mẹ cần biết

Thứ Sáu, 05-10-2018

Các bà mẹ nên thận trọng với căn bệnh hen suyễn ở trẻ em vì bệnh có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ, thậm chí cả tính mạng.

Bệnh hen suyễn ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý

Bệnh hen suyễn ở trẻ em là tình trạng các ống phế quản bị viêm sưng, tổn thương do bị bệnh tật hoặc do bệnh dị ứng. Và điều quan trọng hơn nếu trẻ không được chữa trị kịp thời có thể làm sưng đường hô hấp, chặn luồng không khí ra vào gây khó thở và xảy ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

1/ Biểu hiện bệnh hen suyễn ở trẻ em

Để tránh những biến chứng nghiêm trọng do bệnh hen suyễn gây ra ở trẻ, cha mẹ cần sớm nhận biết những dấu hiệu của bệnh để có thể ngăn ngừa và kìm chế cơn hen ở trẻ tái phát. Sau đây là một vài biểu hiện bệnh hen suyễn ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý:

Biểu hiện bệnh hen suyễn ở trẻ em

  • Khó thở hoặc thở khò khè: Thông thường, trẻ bị hen suyễn thường có dấu hiệu khó thở, nhất là khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa sang lạnh. Do đó nếu cha mẹ thấy con khó thở nên đưa con đi khám.
  • Ho thường xuyên: Một khi cơn hen suyễn được kích hoạt, cơn ho khan hoặc ho dai dẳng sẽ bộc phát. Tuy nhiên ho cũng có thể là do căn bệnh đường hô hấp nào đó gây ra. Cho nên để chẩn đoán chính xác bệnh cho trẻ, phụ huynh nên đưa con đi kiểm tra.

Ngoài hai dấu hiệu điển hình này, khó ăn, hay hắng giọng, cảm thấy hụt hơi khi chạy nhảy quá sức cũng là biểu hiện bệnh hen suyễn ở trẻ em.

2/ Nguyên nhân bệnh hen suyễn ở trẻ em

Các chuyên gia hệ miễn dịch cho rằng bệnh hen suyễn ở trẻ em có thể là do yếu tố môi trường kết hợp với hệ miễn dịch suy yếu của con trẻ làm bùng phát cơn hen suyễn. Ngoài ra các chuyên gia cũng tin rằng hen suyễn một phần do yếu tố di truyền gây nên. Cụ thể:

  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: Như đã biết, hệ thống hệ miễn dịch của con trẻ chưa được hoàn chỉnh. Vì thế sức đề kháng của trẻ khá yếu cộng với yếu tố môi trường ô nhiễm, chứa nhiều chất độc hại chính là nguyên nhân làm tăng sự kích hoạt cơn hen ở trẻ. Theo một số nghiên cứu chỉ ra trẻ em bị dị ứng thường tiếp xúc với chất gây dị ứng ở động vật có thể gây tác động thúc đẩy hen phát triển. Tuy nhiên không phải trẻ nào bị dị ứng cũng có thể gặp phải cơn hen.
  • Yếu tố môi trường: Trẻ sống ở môi trường ô nhiễm, không khí không trong lành thường dễ mắc bệnh hen suyễn hơn những trẻ khác.

Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ em

  • Di truyền: Một số gen trong cơ thể có thể quyết định tính di truyền của bệnh hen suyễn. Chính vì thế những đứa trẻ có bố mẹ bị hen suyễn thường có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn những đứa trẻ bố mẹ không mắc bệnh.

Cách chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em hiệu quả

Trước khi tiến hành chữa bệnh cho con cha mẹ cần xác định chính xác trẻ có bị hen suyễn hay không để trị đúng bệnh và đúng thuốc làm tăng tác dụng chữa trị. Vậy làm thế nào để kiểm tra con bị bệnh hen suyễn?

Để chẩn đoán bệnh hen suyễn ở trẻ em những triệu chứng lâm sàng sẽ không đưa ra kết luận chính xác. Do đó để xác định đúng bệnh cho trẻ, cha mẹ nên đưa con đến phòng khám để các bác sĩ tiến hành thực hiện các xét nghiệm hoặc thủ thuật chẩn đoán bệnh hen suyễn. Và chụp X – quang ngực để kiểm tra phổi và tim hay xét nghiệm chức năng phổi bằng xét nghiệm methacholine và spirometry là những biện pháp chẩn đoán cần thiết chuyên gia y tế cần làm để kiểm tra bệnh hen suyễn ở trẻ em.

Sau khi có kết luận, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý với từng mức độ bệnh, cơ thể của trẻ.

1/ Chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em bằng thuốc Tây

✪ Thuốc chữa hen suyễn cho trẻ dạng hít

Một số loại thuốc chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em dạng hít như ống hít định liều MDI (metered-doseinhaler) hoặc ống hít dạng thuốc bột khô hoặc ICS (inhaler glucocosteroides corticosteroid).

✪ Dùng máy xông khí dung 

Một trong những phương pháp chữa hen suyễn ở trẻ em phổ biến nhất hiện nay đó là dùng máy xông khí dung. Biện pháp này được xem là khá an toàn và hiệu quả đối với trẻ. Máy khí dung là máy chạy bằng điện hoặc bằng pin. Cơ chế hoạt động của máy là chuyển chất lỏng thành thể khí giúp trẻ hít không khí vào phổi dễ dàng hơn, tăng công dụng chữa bệnh. Tuy nhiên cha mẹ cũng không nên lạm dụng, tránh những tác động không mong muốn có thể xảy ra với con.

✪ Dùng thuốc cắt cơn hen suyễn ở trẻ em

Cách chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em

Chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em bằng cách dùng thuốc cắt cơn hen suyễn như Terbutaline( Bricanyl) và Sabutamol (ventolin). Các loại thuốc này có tác dụng làm giãn đường dẫn khí và làm giảm triệu chứng hen, giúp bé dễ thở hơn.

✪ Dùng thuốc kiểm soát dài hạn hoặc thuốc tiêm

Thuốc kiểm soát sẽ giúp ngăn ngừa cơn hen bùng phát và làm giảm nguy cơ bệnh chuyển nặng dẫn đến tình trạng nguy hiểm. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể sử dụng thuốc dạng tiêm để điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh và độ tuổi mà liều lượng thuốc tiêm ở mỗi trẻ thường không giống nhau.

2/ Chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em bằng mẹo dân gian

Nếu tình trạng bệnh hen suyễn ở con ở mức độ nhẹ, để kiểm soát cơn hen ở con đồng thời tránh những tác dụng phụ do thuốc gây ra cha mẹ có thể áp dụng những mẹo dân gian chữa bệnh hen suyễn đơn giản và tiện lợi sau đây.

✪ Trị bệnh hen suyễn ở trẻ em bằng mật ong

Mật ong có tính kháng viêm, diệt khuẩn, giúp làm lành vết thương, làm dịu cổ họng, đồng thời có vị ngọt và thơm nhẹ, vì vậy, cha mẹ nên lựa chọn thần dược tự nhiên này để điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ. Các mẹ chỉ cần sử dụng một muỗng mật ong hòa tan với 1 chén nước ấm và sau đó chia làm 3 lần cho con uống. Sử dụng nước uống này mỗi ngày, bệnh hên suyễn ở trẻ sẽ có dấu hiệu thuyên giảm rõ rệt. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên lưu ý, không cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong, bởi nguyên liệu tự nhiên này không tốt cho trẻ.

Thông tin hữu ích: Cách chữa viêm họng hạt bằng mật ong siêu đơn giản

✪ Dùng gừng chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em

Cách chữa bệnh hen suyễn ở trẻ em bằng gừng

Gừng là thảo mộc được đông y sử dụng khá phổ biến. Không chỉ giúp điều trị các chứng cảm lạnh gừng còn giúp cải thiện các chứng bệnh về đường hô hấp. Vì thế khi con bị hen suyễn, cha mẹ chỉ cần giã vài lát gừng và vắt lấy nước cốt, sau đó thêm vào 1 muỗng cà phê mật ong và 1/2 chén nước, khuấy đều và cho trẻ dùng hàng ngày. Thức uống thơm ngon và dễ uống này sẽ giúp con bạn giảm nhanh triệu chứng ho, khó thở do bệnh hen suyễn gây ra.

✪ Chữa bệnh hen suyễn ở trẻ bằng dầu khuynh diệp

Chất Eucalypton có chứa trong dầu khuynh diệp có tác dụng phân hủy dịch nhầy, giúp tống khứ dịch nhầy ra ngoài dễ dàng, làm giảm nhanh các triệu chứng hen suyễn khó chịu. Cha mẹ chỉ cần sử dụng một vài giọt tinh dầu khuynh diệp thoa lên ngực trẻ và massage nhẹ nhàng. Sau đó bạn ủ ấm cho con khoảng 1 giờ, cách làm này sẽ giúp xua tan cơn hen, cải thiện bệnh hiệu quả.

Ông bà ta thường nói “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Do đó, ngoài cách điều trị bệnh hen suyễn ở trẻ em, cha mẹ cũng nên áp dụng biện pháp phòng ngừa để làm giảm tần suất cơn hen xuất hiện.

  • Hen suyễn chủ yếu có thể là do trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Cho nên, cha mẹ không nên cho con tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, lông động vật, khói thuốc lá,…
  • Về phần ăn uống, những thực phẩm, hóa chất làm tăng mùi thơm như bánh kẹo ngọt, nước uống có ga hay thực phẩm chứa chất gây dị ứng như thủy hải sản, cua, tôm, lòng trắng trứng,… cha mẹ không nên bổ sung vào danh sách ăn của trẻ, vì đây chính là yếu tố góp phần thúc đẩy bệnh phát triển theo hướng xấu. Bên cạnh đó, thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E,… có lợi cho việc phòng ngừa hen cần được thêm vào chế độ ăn hàng ngày của con. Mặt khác, cha mẹ cũng đừng quên thêm thực phẩm chứa nhiều acid béo omega – 3 vào thực đơn dinh dưỡng của trẻ. Những thực phẩm này có tác dụng làm giảm viêm và giảm sưng, giúp hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh hen suyễn ở trẻ em chuyển nặng.
  • Để ngăn ngừa cơn hen tái phát, khi tắm cho trẻ, các mẹ nên tắm thật nhanh, không nên tắm ở nơi có gió lùa. Sau khi tắm xong, nên lau khô mình cho trẻ, tránh trẻ nhiễm lạnh, kích thích cơn hen.
  • Ngoài ra, đối với một số trẻ do cơ địa bị dị ứng nên rất dễ bị dị ứng với thuốc kháng sinh. Cho nên, khi sử dụng thuốc điều trị cho con, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tốt nhất, cha mẹ nên khai báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc ở con để bác sĩ cân nhắc và đưa ra loại thuốc điều trị phù hợp.

Nếu biết các triệu chứng nhận biết của bệnh hen suyễn ở trẻ em, cha mẹ sẽ có biện pháp chủ động hơn trong việc phòng và điều trị bệnh. Vì thế các bậc phụ huynh hãy trang bị về bệnh ngay lúc này để đảm bảo sức khỏe tốt cho con.

BTV: Hạ Thiên

→ Có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không bác sĩ?

Rất nhiều bệnh nhân khi mắc phải hen suyễn đều có chung nỗi băn khoăn,...

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nếu bệnh hen suyễn không được điều...

Mách bạn cách chữa khản tiếng bằng giá đỗ tại nhà

Có những mẹo trị bệnh khá đơn giản trong cuộc sống chúng ta mà không...

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Đối với tỷ lệ trẻ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *