Viêm thanh quản cấp có thể gây sưng to và làm bít tắc khí quản khiến trẻ nhỏ bị nghẹt thở. Bệnh tiến triển trong thời gian ngắn chưa đến 3 tuần, trẻ thường bị viêm thanh quản sau một đợt viêm xoang, viêm mũi, họng. Bệnh tuy dễ điều trị nhưng chính sự thờ ơ và chủ quan của nhiều bậc phụ huynh đã khiến tình trạng viêm thanh quản cấp của trẻ trở nên nguy hiểm hơn.
Vì sao trẻ nhỏ hay bị viêm thanh quản cấp?
Trẻ nhỏ, cơ thể vẫn chưa phát triển hoàn thiện, nhất là hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn non yếu, các chức năng bảo vệ cơ thể cần thiết vẫn chưa phát triển đầy đủ, cộng thêm một số yếu tố tác động như: nhiễm lạnh từ môi trường ngoài, nói to, nói nhiều, nhiễm virus, vi khuẩn, sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm khiến bệnh dễ phát sinh.
Chính những yếu tố này đã góp phần biến trẻ nhỏ thành đối tượng dễ bị viêm thanh quản hơn ai hết. Thanh quản đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm, duy trì hoạt động họ hấp và bảo vệ đườngh ô hấp của trẻ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần giành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ khi thấy trẻ có các biểu hiện của một đợt viêm thanh quản cấp. Phòng ngừa và điều trị sớm sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
THÔNG TIN THÊM:
Viêm thanh quản cấp có mấy mức độ?
Viêm thanh quản cấp do nhiều nguyên nhân gây ra, thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi do lúc này đường thở của trẻ còn non nớt và dễ bị tác động nào đó dẫn đến sưng viêm. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khiến trẻ khó chịu, ở mỗi đợt cấp bệnh lại gây ra những triệu chứng đặc trưng:
– Viêm thanh quản cấp nhẹ: trẻ có triệu chứng khàn tiếng, ho, đau họng…
– Viêm thanh quản cấp ở mức độ trung bình: trẻ có các triệu chứng tương tự như trên, kèm theo đó là chứng thở rít, thở khò khè khi ngủ, hơi thở không đều.
– Viêm thanh quản cấp mức độ nặng: ngoài các triệu chứng trên, trẻ còn có biểu hiện thở khó, thở rít mạnh từng cơn, mất giọng, lên cơn tím tái.
Dù ở bất kỳ mức độ nào, khi nhận thấy trẻ có các biểu hiện trên, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, nếu không xử lý sớm trẻ bị viêm thanh quản cấp nặng sẽ bị tắc nghẽn đường hô hấp, có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ như thế nào?
Trẻ nhỏ bị viêm thanh quản cấp sẽ được chỉ định sử dụng nhóm thuốc chống viêm corticoid và kháng sinh trong điều trị. Tùy theo thể trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh, bác sĩ sẽ kê toa liều lượng thích hợp cho từng trường hợp.
Trẻ bị viêm thanh quản nếu chuyển sang giai đoạn mãn tính thì phương pháp điều trị hướng vào mục đích loại bỏ những nguyên nhân tiềm ẩn như ợ nóng.
Thuốc kháng sinh sẽ không mang lại tác dụngnếu nguyên nhân gây viêm thanh quản ở trẻ là do virus gây ra.
Corticosteroid là thuốc được sử dụng nhiều nhằm mục đích làm giảm triệu chứng viêm ở dây thanh âm. Song, cách này chỉ dùng trong điều trị viêm thanh quản những lúc tức thì như việc trẻ cần nói chuyện để thông báo một điều gì đó.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!