Cẩn trọng viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái không nên chủ quan

Thứ Ba, 13-03-2018

Hệ thống tuyến nước bọt xung quanh khoang miệng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình tiến hoá thức ăn. Viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái là hiện tượng tuyến nước bọt mang tai bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus, nấm hoặc dị ứng gây ra. Để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này xin mời bạn đọc cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về bệnh viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái

1. Viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái là gì?

Chứng viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái là tình trạng xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến tuyến nước bọt hoặc ống dẫn thanh quản phía bên trái. Nhiễm trùng có thể là do lượng nước bọt bị giảm, bị tắc nghẽn, viêm hoặc do một số nguyên nhân khác như: Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, điều trị xạ trị vùng đầu và cổ, bị sỏi tuyến nước bọt, bị suy dinh dưỡng và mất nước.

Viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái

Viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái dễ bị nhầm lẫn với quai bị

Nước bọt có tác dụng giúp tiêu hóa, phá vỡ cấu trúc thức ăn và giữ cho miệng của chúng ta luôn sạch sẽ. Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc rửa sạch vi khuẩn và các hạt vụn của thức ăn, kiểm soát lượng vi khuẩn tốt và xấu trong miệng. Khi nước bọt không được vận chuyển đi khắp khoang miệng thì lượng vi khuẩn và các hạt thức ăn bị rửa trôi sẽ ít đi và có thể dẫn đến nhiễm trùng.

2. Triệu chứng bệnh viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái

Khi bị viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái, người bệnh thường có những triệu chứng cơ bản như:

+ Đau vùng tuyến dưới hàm trái, cảm giác đau tăng khi ăn uống và vận động hàm dưới, có khi làm biến dạng mặt, mặt phình ra, cằm xệ, cổ bạnh.

+ Khi sờ thấy khối lượng tuyến tăng, đau hoặc thâm nhiễm ra vùng xung quanh.

+ Ống Wharton phản ứng, nước bọt ít, đặc hoặc có mủ, miệng ống tuyến bị viêm đỏ.

+ Da vùng tuyến nước bọt dưới hàm trái và có khi cả hai bên tuyến mang tai bị sưng, căng bóng, sờ nóng.

+ Cảm giác đau họng, đau hàm khi há miệng to, khi nhai, nuốt, toàn thân sốt, đau đầu, người mệt mỏi.

Viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái

Viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái gây đau nhức khó chịu

3. Mức độ nguy hiểm của viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái

Bệnh viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái là một căn bệnh khá phổ biến và khá nguy hiểm. Nếu bệnh không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

+ Lâu ngày mủ có thể tích tụ lại và dần hình thành các ổ áp xe ở tuyến nước bọt.

+ Các triệu chứng làm cho vùng cổ bị sưng to và chắc chắn khối u này sẽ làm tổn thương mang tai.

+ Nếu như viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái xuất phát từ nguyên nhân khối u thì có thể làm phù đại tuyến bước bọt, còn trường hợp mắc khối u ác tính có thể làm mất cử động vùng da bị tổn thương.

+ Khi bệnh nặng thì những bộ phận khác của cơ thể cũng bị nhiễm trùng.

+ Đối với nam giới khi bị viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái có thể gây biến chứng lâu dài như viêm tinh hoàn, viêm màng não, điếc.

4. Nên làm gì khi bị viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái

Viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái là một trong những căn bệnh khá nguy hiểm. Vì vậy, nếu không may thấy những dấu hiệu của bệnh thì bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện khám và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần thực hiện tốt những điều sau:

Viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái

Súc miệng bằng nước ấm giúp giảm cơn đau hiệu quả

+ Cần uống đủ 8 – 10 ly nước mỗi ngày để giúp kích thích tuyến nước bọt và giúp làm sạch tuyến nước bọt hiệu quả.

+ Massage nhẹ nhàng vùng tuyến nước bọt dưới hàm trái khi chúng đang bị ảnh hưởng.

+ Chườm ấm lên tuyến nước bọt đang bị viêm nhiễm để giúp bạn giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn.

+ Súc miệng bằng nước ấm có pha loãng với một chút muối để giúp vệ sinh khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn.

+ Người bệnh có thể ngậm thêm một lát chanh chua mỗi ngày để kích thích tuyến nước bọt và giúp giảm sưng đau hiệu quả.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về chứng bệnh viêm tuyến nước bọt dưới hàm trái, mọi người có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh. Để từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất. Chúc mọi người luôn khỏe mạnh!

→ Thông tin bạn cần biết:

Bài viết liên quan

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không bác sĩ?

Rất nhiều bệnh nhân khi mắc phải hen suyễn đều có chung nỗi băn khoăn,...

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nếu bệnh hen suyễn không được điều...

Mách bạn cách chữa khản tiếng bằng giá đỗ tại nhà

Có những mẹo trị bệnh khá đơn giản trong cuộc sống chúng ta mà không...

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Đối với tỷ lệ trẻ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *