Biến chứng của viêm amidan
1. Bệnh viêm tai giữa
Không chỉ viêm amidan mà nhiều bệnh lý khác đều có thể gây ra tình trạng viêm tai giữa. Do cấu trúc tai giữa thông với mũi họng qua vòi Eustachian nên khi ngáp hay nuối thì ống này mở ra khiến cho không khí từ mũi và miệng đi vào tai giữa. Nếu như vùng mũi họng có các vấn đề viêm nhiễm sẽ khiến cho vi khuẩn lây lan đến khu vực viêm tai giữa.

Nếu gặp phải tình trạng này, vùng tai giữa sẽ viêm nhiễm, tích tụ các ổ vi khuẩn và các chất dịch trong tai. Viêm tai giữa kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng nghe, có nguy cơ bị nhiễm trùng máu, viêm họng mãn tính.
2. Viêm mũi xoang
Tương tự như viêm tai giữa, khi khu vực tai mũi họng bị viêm nhiễm sẽ khiến các dịch tiết vùng mũi ứ đọng, nhiễm khuẩn. Lúc này, nguy cơ mắc các bệnh viêm xoang, nhất là viêm mũi xoang là khá cao. Nếu viêm amidan vào mùa lạnh, nguy cơ biến chứng viêm mũi xoang sẽ cao hơn, đặc biệt là ở những bệnh nhân có hệ hô hấp yếu.
Khi có biến chứng viêm mũi xoang, bệnh nhân thường gặp phải tình trạng đau nhức đầu kéo dài, sổ mũi, ngạt mũi, chảy mũi thường xuyên hơn. Đây là biến chứng có ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống, gây cản trở các sinh hoạt, giao tiếp và công việc của bệnh nhân.

3. Viêm thanh quản
Khu vực thanh quản rất gần với vùng họng, thanh quản còn chạy song song với thực quản, do đó khi amidan bị viêm, các vi khuẩn xâm nhập xuống cổ họng có thể khiến cho thanh quản bị nhiễm khuẩn và dẫn đến viêm sưng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Viêm thanh quản ảnh hưởng nhiều đến khả năng nói, ăn uống,… về lâu dài có thể gây mất giọng, mất tiếng, khàn giọng. Ngay cả khi điều trị thành công viêm thanh quản
4. Biến chứng viêm khớp
5.Biến chứng viêm cầu thận
Biến chứng viêm cầu thận khá nguy hiểm và khó nhận biến do diễn tiến thầm lặng đến một giai đoạn có thể xuất hiện phù, tiểu ra máu, tăng huyết áp, kéo theo biến chứng suy tim.
6.Biến chứng áp xe amidan
Viêm amidan nên làm gì?
- Khi bắt đầu có dấu hiệu viêm amidan bạn nên thăm khám sớm để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tùy theo tình trạng sức khỏe và diễn tiến của khu vực amidan bị viêm mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật cắt bỏ amidan.
- Bên cạnh việc điều trị, bạn cần chú ý dùng nước ấm, sử dụng các thức ăn lỏng mềm để dễ nuốt, tránh ảnh hưởng đến vị trí đau, có thể chia nhỏ các bước ăn.
- Tránh các thức ăn cay nóng, các loại thức uống có gas sẽ ảnh hưởng xấu đến việc ăn uống, nhai nuốt của bệnh nhân viêm amidan.
- Bạn cũng có thể dùng các viên ngậm sát khuẩn, súc miệng bằng nước muối, nước súc miệng để làm giảm tình trạng khó nuốt.

- Bạn cũng nên uống nhiều nước để giúp làm giảm tình trạng sốt, thân nhiệt tăng do mất nước. Bổ sung nước cũng là cách để giúp cho bệnh nhân giảm được cảm giác mệt mỏi khó chịu.
- Không được để gió quạt, điều hòa thổi ngược từ phía sau để tránh ảnh hưởng đến vùng cổ.
- Không ngủ muộn, tắm nước lạnh để tránh ảnh hưởng đến vùng họng và hệ hô hấp.
- Khi ra ngoài trời, nhất là khi thời tiết trở lạnh cần chú ý bảo vệ vùng mũi họng với quần áo ấm, khẩu trang,…
Tham khảo video kiến thức về dinh dưỡng khi bị viêm amidan
Biến chứng của amidan khi bị viêm sưng là rất khó lường. Do đó khi có các dấu hiệu viêm sưng, bạn cần chủ động thăm khám và điều trị sớm để tránh biến chứng viêm amidan. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng tránh các biến chứng amidan và có hướng điều trị phù hợp. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
Thông tin hữu ích dành cho bạn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!