Cách xử trí trẻ sơ sinh bị thở khò khè khi bú và khi ngủ

Thứ Hai, 12-12-2016

Trẻ thở khò khè khi bú và khi ngủ là dấu hiệu cho thấy trẻ gặp vấn đế về đường hô hấp. Đây là chứng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân mà một trong số đó là chứng viêm phổi, viêm phế quản hay trào ngược dạ dày thực quản… Nếu tình trạng này tiếp diễn lâu ngày trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, biếng ăn dần dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì vậy, khi trẻ có các dấn hiệu trên phụ huynh cần có biện pháp xử lý ngay tại nhà nhanh chóng và kịp thời tránh để phát sinh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Cách xử lý trẻ sơ sinh thở khò khè khi bú và khi ngủ

Trước hết, mẹ cần phân biệt được tiếng thở khò khè và tiếng thở do tắt mũi ở bé. Lỗ mũi của trẻ sơ sinh khá nhỏ nên rất dễ tắt khi bị cảm, sốt khiến trẻ thở khó tạo ra âm thanh khụt khịt. Lúc này, mẹ có thể làm thông mũi cho bé bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào mũi. Sau đó một lúc hãy nghe lại tiếng thở của bé để xem âm thanh này còn không. Trẻ bị nghẹt mũi thường sẽ thở êm hơn sau khi được thông mũi.

Nếu tiếng thở vẫn tiếng tục duy trì những âm thanh khụt khịt kèm theo các biểu hiện như mặt mày tím tái, khó thở, rối loạn tri giác (người bứt rứt, vật vã, ngủ li bì…) thì mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được để được xử lý kịp thời. Không tự ý cho bé hít, ngửi dầu gió hay dùng các biện pháp tương tự để làm thông mũi. Đặc biệt ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Khi trẻ bị khò khè không kèm các biểu hiện trên nhưng diễn ra dai dẳng từ 3-4 tuần, đã dùng các biện pháp tại nhà để xử lý mà vẫn không khỏi thì mẹ cần đưa bé đến bệnh viện chuyên khoa để làm các xét nghiệm chuyên sâu chẩn đoán như siêu âm, chụp CT ngực, X-quang phổi hay nội soi đường hô hấp… để xác định vấn đề mà trẻ đang gặp và tìm ra hướng điều trị chính xác.

CÓ THỂ BẠN MUỐN BIẾT:

cach-xu-tri-tre-sinh-bi-tho-kho-khe-khi-bu-va-khi-ngu-1(làm thông mũi cho bé bằng nước muối sinh lý)

Trẻ sơ sinh được chẩn đoán có tiền căn bị suyễn hay khó thở đột ngột cần được đưa đi khám sớm.

Về chế độ sinh dưỡng: cho trẻ bú đúng cách bằng việc nâng cao phần đầu của bé và để bụng bé áp vào bụng mẹ. Trong khi cho trẻ bú, mẹ dùng một tay để nâng đỡ phần lưng và mông bé, một tay đỡ phần ti, dùng hai ngón tay trỏ và giữa kẹp giữ quần thâm của núm vú để chặn bớt lượng sữa giúp bé không bị sặc khi bú. Nếu bé vẫn không bú được mẹ nên vắt sữa ra cốc rồi cho trẻ uống từng ngụm một bằng thìa.

Lưu ý: Mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị tại nhà cho bé, kể cả các loại thuốc kháng viêm, long đờm, kháng sinh… vì nếu dùng sai cách có thể khiến trẻ gặp biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp thậm chí dẫn đến tử vong.

Bài viết liên quan

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không bác sĩ?

Rất nhiều bệnh nhân khi mắc phải hen suyễn đều có chung nỗi băn khoăn,...

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nếu bệnh hen suyễn không được điều...

Mách bạn cách chữa khản tiếng bằng giá đỗ tại nhà

Có những mẹo trị bệnh khá đơn giản trong cuộc sống chúng ta mà không...

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Đối với tỷ lệ trẻ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *