Như chúng ta đã biết amidan là những tế bào lympho làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút gây bệnh, đồng thời chúng cũng là nơi sản xuất ra kháng thể IgG rất cần thiết cho miễn dịch vùng họng. Tuy nhiên, khi vùng amidan bị viêm nếu không nhận biết sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ người bệnh. Do đó, để phân biệt amidan bình thường và amidan bị viêm đúng cách thì người bệnh cần phải có những kiến thức cơ bản để nhận biết bệnh chính xác, tránh nhầm lẫn với các bệnh thông thường về đường hô hấp.
Cách nhận biết amidan bình thường
Dùng mắt thường để nhận biết amidan bình thường bằng cách khi há miệng ra bạn sẽ thấy hai bên đáy lưỡi xuất hiện hai cục thịt nhỏ người ta gọi là khẩu cái. Cùng họ với amidan và tham gia vào cơ chế bảo vệ còn có amidan vòm, amidan vòi, amidan đáy lưỡi tạo thành một vòng chống vi khuẩn xâm nhập vào đường mũi họng.
- Amidan khẩu cái:
Amidan khẩu cái (hay còn gọi là amidan nằm hai bên thành họng giữa trụ trước và sau). Một trong những tổ chức lympho lớn nhất gồm hai khối lớn có vị trí ở hai bên họng, nằm trong hốc amidan. Hốc amidan có lớp vỏ bọc phân cách với các tổ chức khác bên trong vòm họng.
- Amidan lưỡi
Amidan lưỡi là tổ chức lympho nằm ở đáy lưỡi, phía sau V lưỡi. Được biết amidan lưỡi thường có từ 5 – 9 mô lympho. Là nơi tiếp nhận phản xạ khá nhạy bén nhờ sự phát triển và chi phối của các dây thần kinh lưỡi – họng, cùng một nhóm dây thanh quản ở phía trên.
- Amidan vòm
Amidan vòm hay còn gọi là amidan vòm họng là tổ chức lympho nằm ngay phía sau cửa mũi. Amidan vòm không có được lớp vỏ bọc như amidan khẩu cái, mặt tự do của chúng có 5 khía sùi dọc.
- Amidan vòi: Amidan vòi (Gelach). Amidan vòi là tổ chức lympho nhỏ, có vị trí tại hố Rosenmuler quanh lỗ vòi Eustachi
Cách phân biệt amidan bị viêm
Như chúng ta đã biết viêm amidan là căn bệnh về đường hô hấp, bệnh thường phát triển ở hai giai đoạn đó chính là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mãn tính. Hiện tượng viêm nhiễm, do nấm và vi khuẩn, khí hậu… gây ra ở đường hô hấp khiến cho niêm mạc ở vùng họng bị phù nề, sưng đỏ lên, đau rát cổ họng, khó chịu khi nuốt thức ăn…. Tình trạng này thường xuyên tái phát, lúc này trong amidan sẽ làm nhiệm vụ chống lại sự xâm nhập ồ ạt của vi khuẩn gây bệnh khả năng chống vi khuẩn bị yếu đi, do chính các ổ viêm nằm trong amidan lại là nơi khởi phát cho những đợt viêm vùng họng.Viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em, thường do vi khuẩn gây ra.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan
+ Đau nhức đầu ở hai bên thái dương.
+ Nghẹt mũi: Triệu chứng này thường dễ nhầm lẫn với các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, viêm xoang…
+ Chảy dịch hốc mũi: Dịch sẽ thay đổi theo tình trạng viêm amidan mỗi người, lúc đầu dịch nhày trong, sau đó dịch đặc hơn, màu trắng hay vàng.
+ Sốt cao thường sốt cao 39 – 40 độ, kèm theo cảm giác đau rát, khó nuốt tại cổ họng.
+ Bằng mắt thường ta có thể thấy hai amidan sưng đỏ, đôi khi có giả mạc trắng bám vào amidan ( viêm amidan do vi khuẩn gây ra).
+ Xuất hiện mủ tại vùng viêm amidan khẩu cái hoặc teo amidan khẩu cái ( giai đoạn amidan mãn tính).
+ Ho từng cơn do kích thích và xuất tiết kèm theo, cơn ho kéo dài dai dẳng nếu như bạn đang mắc phải viêm amidan mãn tính và hơi thở có mùi hôi khó chịu.
>>Chi tiết hơn: Dấu hiệu của bệnh viêm amidan
Nên làm gì khi mắc bệnh viêm amidan.
Theo GS.TS.BS chuyên ngành Tai-Mũi-Họng Nguyễn Thị Hoài An cho biết: Hiện nay y học có hai phương pháp chữa trị viêm amidan đó là dùng thuốc điều trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ amidan. Tuy nhiên, đối với phương pháp cắt bỏ amidan chỉ dùng trong trường hợp người bệnh bị viêm nhiễm nặng gây tắt nghẽn, khó thở thì mới được bác sĩ khám và chỉ định cắt. Còn đối với những trường hợp viêm amidan có những dấu hiệu trên thì nên khám và điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ khắc phục phục được bệnh.
Lưu ý: Không nên điều trị bệnh viêm amidan khi chưa có cơ sở kết luận từ bác sĩ, người bệnh tự ý mua một số loại thuốc kháng sinh về nhà uống sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Còn trường hợp điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ bạn cần phải kiên trì áp dụng tránh trường hợp điều trị giữa chừng rồi ngưng thuốc, gây lờn thuốc, mất tác dụng. Bệnh tái phát nhiều lần gây ra những biến chứng như: biến chứng bệnh tinh hồng nhiệt, áp-xe quanh amidan, viêm khớp cấp, viêm cầu thận…
Tóm lại: Việc phân biệt amidan bình thường và amidan bị viêm không chỉ giúp người bệnh có những kiến thức để hiểu hơn về căn bệnh này, mà đây cũng là cách giúp người bệnh nhận biết bệnh sớm hơn và có biện pháp xử lí khắc phục bệnh hiệu quả ngay từ lúc ban đầu.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!