Triệu chứng ung thư amidan rất dễ bị nhầm lẫn với ung thư thanh quản, ung thư vòm họng và các bệnh liên quan đến vấn đề hô hấp thông thường. Ung thư amidan tuy còn ít gặp nhưng tỷ lệ mắc bệnh đang có dấu hiệu tăng dần trong những năm đổ lại đây.
Bởi nhiều nguyên nhân mà việc phát hiện triệu chứng sớm ung thư amidan còn gặp nhiều khó khăn và thời gian phát hiện đã rơi vào giai đoạn muộn, gây nhiều bất tiện khi điều trị cũng như nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Cách nhận biết triệu chứng ung thư amidan giai đoạn đầu
Ung thư amidan được chia thành 5 giai đoạn và sẽ có những cách điều trị khác nhau tùy thuộc vào tình trạng cũng như mức độ bệnh, sức khỏe người bệnh.
Với giai đoạn đầu, nếu như phát hiện sớm triệu chứng của bệnh ung thư amidan thì việc điều trị sẽ an toàn và hiệu quả hơn. Lúc này khối u chỉ mới manh nha, chưa có nhiều biểu hiện cụ thể nên cần đặc biệt quan tâm để sớm ngày phát hiện ra dấu hiệu “bất thường”.
Chú ý rằng một số dấu hiệu có thể bị nhầm lẫn với bệnh viêm amidan, viêm amidan hốc mủ hoặc nổi hạch thông thường khiến người bệnh “lơ là”, chủ quan.
- Tuyến amidan sưng to: đây là dấu hiệu dễ nhầm lẫn với bệnh amidan thông thường nhưng thực chất đó có thể là triệu chứng ung thư amidan khởi phát.
- Khó nuốt: khi amidan sưng đỏ, việc va chạm với nước bọt và thức ăn sẽ gây ra cảm giác đau rát, buốt nghẹn. Người bệnh sẽ cảm thấy vướng víu, khó chịu bởi khối u nhỏ đã bắt đầu hình thành.
- Đau: các cơn đau họng kéo dài, lan sang vùng tai và mũi. Nguyên nhân là do cục u phát triển đè lên các dây thần kinh ở khu vực này tạo thành tổn thương.
- Nói khó: khối u khi bắt đầu phát triển chèn lên dây thanh quản làm thay đổi giọng nói, khiến người bệnh khó phát âm.
- Khó thở: tương tự. Khi có triệu chứng ung thư amidan, người bệnh ngoài cảm giác vướng víu thì sẽ cảm thấy khó thở, kèm theo là đau đầu, choáng váng.
- Hạch cổ sưng: 80% người bị ung thư amidan sẽ bị sưng hạch cổ. Đây được xem là dấu hiệu bệnh đã dần chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

- Ho: triệu chứng ho khan, khản giọng, ngứa rát thường hay bị nhầm với bệnh viêm họng cấp tính. Tuy nhiên nó cũng là cảnh báo khi khối u gây ra cảm giác như có dị vật trong thành họng, khiến người bệnh muốn ho khạc tống dị vật ra ngoài.
- Khạc đờm có xen lẫn máu đỏ: tần suất ho khạc ra máu sẽ càng lúc càng tăng kèm theo những cơn đau nhức dữ dội. Nếu người bệnh xuất hiện dấu hiệu này đồng nghĩa với việc tình trạng bệnh đã nghiêm trọng.

Cách phát hiện dấu hiệu của bệnh ung thư amidan giai đoạn cuối
Như đã nói, triệu chứng ung thư amidan giai đoạn đầu rất ít hoặc gần như là rất khó có thể phát hiện. Ngược lại, các biểu hiện bệnh ung thư amidan thường phát hiện ở giai đoạn muộn khi các triệu chứng rõ ràng và khối u đã di căn.
Có đến 75% bệnh nhân phát hiện ung thư amidan khi đã bước sang giai đoạn 3, 4 và 55% trong số đó đã có di căn hạch.
Khi các triệu chứng ung thư amidan giai đoạn đầu kéo dài và ngày càng trầm trọng, rất có thể người bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn của bệnh.
- Cơn đau: nếu như ở giai đoạn đầu, các cơn đau chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện thì đến giai đoạn cuối, gần như người bệnh lúc nào cũng sẽ cảm thấy cơn đau. Đặc biệt là cảm giác nhói buốt ở vùng thái dương và vùng ống tai ngoài (đó là khi khối u xâm lấn rộng tạo thành thương tổn)
- Khớp hàm thít chặt: U phát triển và lan nhanh đến khớp thái dương hàm, các cơ cắn bị chèn ép gây ra tình trạng khít hàm, khó mở miệng, nói chuyện hoặc hô hấp đều cực kì khó khăn.
- Cụt lưỡi gà: một số trường hợp, tế bào ung thư ăn cụt lưỡi gà tạo thành lỗ hổng. Lúc này thức ăn thường bị trào ngược lên mũi, gây khó khăn và bất tiện cho người bệnh trong ăn uống.

- Chảy máu: ngoài việc ho khạc ra máu, rất có thể các bộ phận lân cận như tai, mũi sẽ chảy máu kèm theo cảm giác ù choáng, gây suy giảm chức năng nghiêm trọng.
- Khối u di căn: đây là khi tế bào ung thư đã lan sang các cơ quan khác. Các biểu hiện dần rõ rệt và các biện pháp điều trị chỉ giảm bớt cơn đau cùng với duy trì sự sống.
Khi có các triệu chứng ung thư amidan, bạn cần lập tức đến bệnh viện để tiến hành xét nghiệm cũng như chuẩn đoán để bắt đầu xây dựng phác đồ điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, việc ăn uống điều độ, nghỉ ngơi đầy đủ và giữ tinh thần lạc quan cũng sẽ đóng một vai trò rất lớn trong việc chữa bệnh và hồi phục sức khỏe. Không nên dùng bất kì phương pháp nào khi chưa được có sự đồng ý của bác sĩ.
Lời khuyên đến bạn, nên đi tầm soát ung thư và khám tổng quát 6 tháng – 1 năm/ 1 lần để kịp thời can thiệp bệnh và cải thiện được tình trạng sức khỏe.
➥ Bạn hãy xem ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!