Cách chữa và điều trị viêm tuyến nước bọt

Thứ Hai, 22-05-2017

Nhiễm trùng tuyến nước bọt do các tác nhân vi rút, vi nấm, vi khuẩn gây ra  hình thành nên bệnh viêm tuyến nước bọt. Nếu không có biện pháp điều trị viêm tuyến nước bọt thì sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng, nguy hiểm nhất là các biến chứng khó lường ảnh hưởng tới các bộ phận khác ở cơ thể. Tìm hiểu một số triệu chứng sớm của bệnh để còn nhận biết và có hướng chữa và điều trị viêm tuyến nước bọt đúng cách.

   

Biểu hiện của viêm tuyến nước bọt

Viêm tuyến nước bọt có thể nhẫm lẫn với các bệnh lý ở khoang miệng hay họng. Do đó cần tìm hiểu kỹ các biểu hiện sớm cảnh báo viêm tuyến nước bọt nên biết như:

  • Đau sưng ở trong miệng, mang thai  và đau quai hàm phía dưới tai.
  • Miệng nuốt đau và có mùi hôi khó chịu.
  • Cử động quai hàm khó, mở miệng khó và có mủ trong miệng
  • Sưng má, nửa mặt hoặc đau nhức đầu nếu bệnh nặng hơn.
  • Sốt do viêm sưng

Nếu bệnh xuất hiện các cảm giác sốt cao, khó thở, nuốt khó thì người bệnh nên tới bệnh viện khám khám phát hiện bệnh sớm và có cách chữa điều trị phù hợp nhất.

Bạn có thể xem chi tiết hơn: triệu chứng của bệnh quai bị từ sớm

Hướng dẫn cách chữa trị bệnh viêm tuyến nước bọt

Trường hợp bệnh nhẹ có thể điều trị xử lý tại nhà nhưng nặng hơn cần tới bệnh viện dùng thuốc khám chữa. Dù là cách nào thì bạn cũng nên biết:

* Phương pháp trị viêm tuyến nước bọt tại nhà: 

  • Nên uống thật nhều nước mỗi ngày để tránh khô miệng gây viêm nhiễm nặng hơn. Khi uống nước có thể giữ cho tuyến nước bọt luôn sạch sẽ.
  • Chườm nóng hoặc lạnh vào vùng sưng do tuyến nước bọt, tác dụng giảm đau sưng nhanh.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách xúc miệng bằng nước muối đều đặn hàng ngày hoặc dùng bàn chải đánh răng loại bỏ mảng bám ngừa viêm nhiễm.

 Bạn có thể tham khảo thêm:  chữa bệnh quai bị tại nhà nhanh khỏi

* Phương pháp dùng thuốc điều trị viêm tuyến nước bọt 

Mức độ bệnh nặng trầm trọng cần dùng các thuốc kháng sinh, giảm đau điều trị bằng đường tiêm hoặc đường uống. Các thuốc kháng sinh hay dùng như: Flucloxacilline đối với nhiễm trùng do Staphylococcus, Erythromycine hay Amoxycillin cho Streptococcus, Hemophilus, Bacteroide hoặc trực khuẩn Gram. Hay các loại kháng Enzyme như Aprotinine.

* Phương pháp tiểu phẫu trị viêm tuyến nước bọt

Đa số các trường hợp viêm tuyến nước bọt không cần phải phẫu thuật. Nhưng trường hợp bị nhiễm trùng mãn tính, nhiễm trùng tái phát hay bị áp xe sẽ được tiến hành phẫu thuật tùy vào thể trạng mức độ để phục hồi căn bệnh này.

⇒ Tổng kết : Lựa chọn phương pháp nào là do bác sĩ chỉ định tùy theo bệnh nặng hay nhẹ, tốt nhất nên lắng nghe theo bác sĩ để xử lý đúng nhất. Hơn nữa càn có các biện pháp điều trị dự phòng bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày hay kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp thuyên giảm bệnh.

Bài viết liên quan

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không bác sĩ?

Rất nhiều bệnh nhân khi mắc phải hen suyễn đều có chung nỗi băn khoăn,...

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nếu bệnh hen suyễn không được điều...

Mách bạn cách chữa khản tiếng bằng giá đỗ tại nhà

Có những mẹo trị bệnh khá đơn giản trong cuộc sống chúng ta mà không...

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Đối với tỷ lệ trẻ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *