Viêm họng xảy ra khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây sưng viêm, phù nề tại niêm mạc họng, hình thành triệu chứng khó chịu. Đa phần những trường hợp bị viêm họng có thể tự khỏi. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp bệnh gây biến chứng nguy hiểm khi điều trị không đúng cách.
Nguyên nhân gây bệnh viêm họng cần đặc biệt chú ý
Nguyên nhân gây viêm họng khá đa dạng, được phân thành 2 nhóm:

- Virus: virus rhino, virus hợp bào đường thở, adeno, cúm, sởi
- Vi khuẩn (thường do bội nhiễm sau khi nhiễm virus) gồm liên cầu, phế cầu, tụ cầu vàng gây nên.
Những tác nhân trên có mặt nhiều tại khu vực môi trường bị ô nhiễm bởi bụi bẩn, khí thải, xuất hiện nhiều khi thời tiết chuyển lạnh… Việc uống nhiều nước lạnh, hít phải khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ tổn thương niêm mạc họng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động gây sưng viêm.
Khi xâm nhập vào cơ thể, gặp điều kiện thuận lợi, chúng sẽ khiến cho niêm mạc họng bị sưng viêm, phù nề, gây các triệu chứng như: đau rát cổ họng, ngứa họng, ho, khàn giọng, đau đầu, khó nuốt…
Tham khảo thêm: 7 Dấu hiệu viêm họng dễ dàng nhận biết từ sớm
Một số biến chứng của bệnh viêm họng
Viêm họng không phải là một bệnh nguy hiểm và có thể trị khỏi dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chủ quan, không điều trị sớm hay điều trị không đúng phương pháp, viêm họng sẽ gây biến chứng nguy hiểm:
Biến chứng tại chỗ
Một số biến chứng tại chỗ của bệnh viêm họng thường gặp đó là:
# Áp xe hoặc viêm tấy họng:
Áp xe họng là tình trạng khoảng trống ở thành sau của họng, miệng xuất hiện viêm tấy, hóa mủ. Bệnh nhân bị áp xe họng, viêm tấy họng thường xuất hiện triệu chứng như ngạt mũi, ho có đờm, chảy nước mũi, sốt cao từ 39 – 40 độ, môi khô, lưỡi bẩn, da tái, mạch nhanh và nhỏ khó nắm bắt. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp khó khăn khi quay cổ, cảm giác vướng víu cổ, giọng nói thay đổi.

Áp xe họng nếu như không sớm điều trị sẽ gây hiện tượng chèn ép đường thở, nhiễm trùng máu, thậm chí gây ung thư vòm họng vô cùng nguy hiểm.
# Viêm tấy quanh Amidan
Viêm tấy mủ quanh Amidan là sự viêm nhiễm của tổ chức bao bọc bên ngoài amidan. Mủ có thể tự vỡ, chảy vào họng gây nên sẹo cứng, rúm hoặc mủ cũng có thể chảy vào thành họng gây viêm tấy mủ quanh họng.
Viêm tấy mủ quanh Amidan nếu không sớm khắc phục sẽ gây nên hiện tượng nhiễm khuẩn, viêm tắc tĩnh mạch, rạn vỡ mạch máu quanh amidan (hiếm gặp).
Biến chứng tại cơ quan lân cận
Không chỉ tác động tại chỗ, viêm họng còn có thể gây biến chứng tại các khu vực lân cận như: tai, mũi bởi cấu trúc tai – mũi – họng thông nhau.
# Viêm mũi
Viêm họng khiến cho vi khuẩn, vi rút tấn công niêm mạc mũi gây viêm, tăng tiết dịch nhầy ở mũi. Người bị viêm mũi xuất hiện các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, đờm trong họng, người mệt mỏi, nhức đầu, sốt nhẹ, ho,… Tình trạng trên kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống.
# Viêm xoang
Viêm họng nếu không sớm điều trị hoặc điều trị không dứt điểm rất dễ chuyển thành bệnh viêm xoang. Xoang là những hốc rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, quanh mũi và hốc mũi. Người trưởng thành có 5 đôi xoang được phân bố đối xứng với nhau. Viêm xoang là bệnh xảy ra khi các xoang cạnh mũi bị nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút từ họng thâm nhập.

Viêm xoang được phân thành 2 dạng cấp tính và mãn tính. Hầu hết bệnh nhân viêm xoang thường rơi vào tình trạng mãn tính, bệnh kéo dài và khó điều trị dứt điểm.
Người bệnh viêm xoang thường xuất hiện một số triệu chứng như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ngửi kém, đau nhức vùng xoang bị viêm, nhức đầu, uể oải, mệt mỏi, ảnh hưởng đến thị lực…
# Viêm tai giữa
Tại giữa là khoảng trống nằm phía sau màng nhĩ, tương tự như thùng đàn violon, guitar, có chức năng khuếch đại âm thanh. Vì cấu tạo mũi – họng thông với nhau nên vi khuẩn trú ở họng dễ lan đến vòi nhĩ và tai giữa gây biến chứng viêm, tổn thương tại tai giữa.
Thông thường, bệnh viêm tai giữa được biểu hiện thông qua việc người bệnh thường xuyên đau tai, nhức tai, mệt mỏi, ù tai, suy giảm thính lực. Một số trường hợp viêm tai giữa cấp sẽ làm xuất hiện mủ, nếu không xử lý kịp thời gây thủng màng nhĩ..
# Viêm thanh khí phế quản
Viêm thanh khí phế quản là tình trạng sưng, phù nề cấp tính khu vực hạ thanh mô – chỗ hẹp nhất giữa hai dây thanh. Do đường thở hẹp, khi bị viêm nhiễm, phù nề, đường thở càng bị chít hẹp hơn, gây khó thở. Một số triệu chứng đi kèm theo đó là: khàn giọng, thở ít, ho, sổ mũi, bệnh nặng nề hơn khi trời trở lạnh hoặc vào thời điểm nửa đêm.
# Viêm phổi
Trường hợp viêm họng nhẹ nếu không có biện pháp bảo vệ, giữ gìn sức khỏe, bệnh nhân dễ bị nhiễm lạnh, vi khuẩn tại đường hô hấp nhanh chóng xâm nhập vào phế quản và phổi gây bệnh viêm phổi. Khi phổi bị viêm đồng nghĩa với các túi khí (phế nang) bị chảy mủ gây thiếu oxy, khó thở, tăng nguy cơ tử vong.
Biến chứng xa
Viêm họng có thể gây biến chứng lên các cơ quan các khá xa họng như: thận. tim, khớp…
GS.TS Nguyễn Hữu Khôi (Chủ nhiệm bộ môn Tai mũi họng, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM đặc biệt lưu ý: Trong những loại vi khuẩn gây viêm họng, có một loại tên là Streptococcus pyogenes – một chủng đặc biệt của vi khuẩn liên cầu. Khi xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ sản sinh ra một kháng thể tấn công, tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, loại kháng thể này cũng có tác dụng “kép” là phá hủy mô nội mạc tim, gây bệnh van tim, thấp tim.
Điều này cũng xảy ra tương tự đối với khớp và thận. Khoảng 2 tuần sau khi bị viêm họng, bệnh nhân sẽ xuất hiện viêm khớp tại các điểm: cổ chân, đầu gối, cổ tay… Cơn đau kéo dài 5-7 ngày.
Trường hợp bệnh bị tái phát lại sẽ gây tổn thương van tim dày lên, xơ cứng, thậm chí hẹp van tim, hở van động mạch chủ…
Để tránh được những biến chứng viêm họng, cần phát hiện sớm và điều trị bệnh ngay, không được chủ quan, chần chừ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!