Triệu chứng viêm amidan ở trẻ nhỏ
Vào cao điểm mùa nóng, Bệnh viện Nhi đồng II (TPHCM) cho biết đã tiếp nhận một lượng lớn bệnh nhi từ các tỉnh phía nam đổ về. Khá nhiều trường hợp trong số này được chẩn đoán mắc viêm amidan – căn bệnh đang có dấu hiệu bùng phát mạnh vào giai đoạn nắng nóng, nhất là sau thời điểm Tết Nguyên Đán kéo dài đến giai đoạn nghỉ hè.
Thông thường, trẻ mắc bệnh viêm amidan sẽ có một số triệu chứng điển hình bao gồm:
- Khó nuốt do đau họng, cơn đau có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ (một số trường hợp đau họng có thể kéo dài 48 giờ).
- Quan sát amidan của trẻ có dấu hiệu sưng to, có thể có các chấm trắng bao phủ trên bề mặt.
- Một số trẻ còn có dấu hiệu khô đắng lưỡi, niêm mạc họng chuyển sang đỏ.
- Sốt và đau đầu cũng có thể xảy ra với trẻ, thông thường sốt do viêm amidan tương đối cao, từ 39 – 40 độ.

- Trẻ nhỏ có thể quấy khóc, bỏ ăn.
- Có dấu hiệu lạc giọng, mất hẳn giọng nói ở trẻ.
- Góc hàm của trẻ có thể bị nổi hạch.
- Khi ngủ, trẻ bị viêm amidan thường sẽ ngáy khi ngủ, thường chủ yếu thở bằng miệng.
- Trẻ bị hôi miệng.

Những dạng viêm amidan ở trẻ nhỏ
Theo Bác sĩ Trần Nguyên Khôi (Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM), viêm amidan có 2 dạng là cấp tính và mạn tính. Với dạng amidan cấp tính thường gây ra viêm xung huyết hoặc khiến cho amidan có mủ. Một số trường hợp có thể sốt cao, đau mỏi mình, đau nhói tại vị trí amidan và 2 bên hàm. Viêm amidan cấp thường không nghiêm trọng và không khó điều trị.
Viêm amidan mãn tính thường có các dấu hiệu viêm quá phát, gây xơ teo amidan khẩu cái sau khi xảy ra nhiều đợt viêm bán cấp. Người bị viêm amidan mãn tính dễ gặp phải các biến chứng viêm cầu thận, viêm khớp, thấp tim, áp xe, viêm tấy tại chỗ, nhiễm khuẩn lan dần, nhiễm trùng máu, các biến chứng về xoang, hô hấp.
Do đó theo các bác sĩ, khi trẻ có dấu hiệu viêm amidan, dù là mới ở giai đoạn nhẹ thì phụ huynh cũng không nên chủ quan mà cần điều trị sớm để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bởi nếu chậm trễ điều trị, viêm amidan cấp có thể chuyển sang mạn tính với những diễn biến rất khó lường. Viêm amidan ở trẻ nhỏ cũng khó lường hơn so với người lớn bởi đây là đối tượng có sức khỏe và đề kháng tương đối yếu.

Nguyên nhân gây nên viêm amidan ở trẻ nhỏ
Trẻ nhỏ và người lớn có thể gặp phải viêm amidan do nhiều nguyên nhân khác nhau trong cuộc sống hằng ngày. Thông thường viêm amidan có thể xuất hiện do một số nguyên nhân chính như:
1.Viêm nhiễm
Yếu tố viêm nhiễm thường xảy ra quanh năm, tuy nhiên vào những thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển lạnh thì nguy cơ viêm nhiễm sẽ cao hơn. Mặt khác, viêm nhiễm ở trẻ nhỏ dễ xảy ra hơn so với ở người lớn vì sức khỏe của bé còn kém, hệ miễn dịch và hô hấp đều chưa hoàn thiện. Chính vì vậy viêm nhiễm được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm amidan và nhiều bệnh hô hấp khác.
Epstein, Barr virus là một trong những loại vi khuẩn, virus thường gặp nhất có thể gây viêm nhiễm amidan và một số vấn đề về sức khỏe tai mũi họng khác.
2.Viêm amidan do vị trí và cấu trúc
Trong khoang miệng, vị trí của amidan nằm ở giao điểm giữa đường thở và đường ăn. Do đó amidan dễ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh trong không khí cũng như các loại vi khuẩn có trong thức ăn. Ngoài ra, do cấu trúc của amidan có các khe hốc nên có thể tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn phát triển và ảnh hưởng xấu đến amidan, gây ra tình trạng viêm sưng.
3.Yếu tố vệ sinh răng miệng
Ở trẻ em, yếu tố vệ sinh thường chưa được đảm bảo, các bé vẫn chưa có tính tự giác cao trong việc vệ sinh răng miệng, bảo vệ vùng mũi họng trước các yếu tố xâm nhập. Điều này có thể khiến cho amidan bị viêm hơn so với người lớn.

4.Yếu tố môi trường
Không chỉ riêng bệnh viêm amidan, trẻ em và người lớn sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, chất độc hại, môi trường làm việc nhiều hóa chất cũng có thể dẫn đến nguy cơ mắc phải các vấn đề về đường hô hấp. Thống kê tại các bệnh viện cũng cho thấy tỉ lệ mắc các bệnh hô hấp trong đó có viêm amidan tại các thành phố lớn, khu công nghiệp cao hơn so với những khu vực vùng ven, ngoài đô thị, khu vực nông thôn.

5.Tạng bạch huyết
Làm gì khi trẻ bị viêm amidan
Theo bác sĩ Trần Nguyên Khôi, điều quan trọng nhất mà phụ huynh cần chú ý khi có con bị viêm amidan là phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời, không nên chủ quan và nhầm lẫn với các bệnh hô hấp, tai mũi họng khác. Đã có nhiều trường hợp ghi nhận phụ huynh nhầm lẫn trong việc nhận biết và chẩn đoán bệnh cho con, khiến cho tình trạng viêm amidan của trẻ trở nên phức tạp hơn.

Thạc sĩ Phạm Thắng cho biết ngay từ khi có dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm amidan, phụ huynh khi phát hiện trẻ có dấu hiệu khó nuốt, sốt, thở bằng miệng, viêm sưng amidan có thể áp dụng các biện pháp bù nước, chất điện giải cho trẻ, áp dụng một số biện pháp hạ sốt. Sau đó, phụ huynh có thể đưa trẻ đến các bệnh viện tai mũi họng hoặc bệnh viện nhi để bác sĩ có thể khám và chỉ định hướng điều trị phù hợp nhất.
➥ Xem ngay: Mẹo trị viêm amidan theo kinh nghiệm dân gian
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!