“Chào chuyên mục, tôi là bệnh nhân có tiền sử viêm amidan gần 2 năm nay, tháng vừa rồi tôi đi khám lại do thấy sức khỏe có nhiều chuyển biến xấu thì được bác sĩ chẩn đoán viêm amidan đã chuyển sang mãn tính. Hiện tôi vẫn đang điều trị theo kê toa của bác sĩ, nhưng được biết nếu amidan bị viêm được cắt bỏ thì bệnh sẽ khỏi hẳn. Xin hỏi với tình trạng hiện tại tôi có thể cắt amidan được không? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn”.
(Chị Trúc Ly – 39 tuổi – Tuyên Quang)
Phản hồi bạn đọc
Chào chị Ly thân mến!.
Việc có nên cắt amidan hay không phụ thuộc phần lớn vào chỉ định từ bác sĩ điều trị. Cắt amidan là biện pháp hữu hiệu được chỉ định nhằm mục đính loại bỏ tổ chức amidan không còn vai trò miễn dịch và biến thành ổ viêm nhiễm chứa vi khuẩn hoặc quá phát và làm chèn ép đường hô hấp trên.
Thông thường, amidan chỉ được bác sĩ chỉ định cắt trong những trường hợp sau:
– Viêm amidan mãn tính tái phát quá 4 lần trong một năm. Viêm mãn tính kéo dài đã được điều trị nội khoa liên tục trong 4 – 6 tuần nhưng vẫn có dấu hiệu viêm hạch cổ, hơi thở có mùi hôi và đau họng.
– Có áp xe quanh amidan và đã ít nhất một lần nhập viện để điều trị.
– Viêm amidan gây biến chứng nguy hiểm như thấp khớp, viêm tai giữa, viêm vi cầu thận, viêm xoang… tái lại nhiều lần.
– Amidan quá phát làm chèn ép đường hô hấp phía trên gây cảm giác khó thở, ngủ ngáy và xuất hiện những đợt ngưng thở khi ngủ. Có bất thường trong cách phát âm, khó nuốt, chậm phát triển về thể chất.
– Amidan chỉ phát triển to ở một bên kèm theo sưng hạch ở cổ cùng bên, nghi ngờ là ung thư amidan.
– Có thể cắt amidan ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng thường là sau 4 tuổi. Tuy nhiên, vài trường hợp trẻ nhỏ tuổi hơn vẫn phải cắt amidan nếu nó phát triển quá to và khiến trẻ bị ngưng thở trong lúc ngủ.
Không được cắt amidan trong những trường hợp:
– Có rối loạn khả năng đông máu bẩm sinh hoặc mắc phải một số bệnh máu như xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy, ung thư máu, Hemophilia A, B, C…
– Trì hoãn cắt amidan trong những trường hợp có nhiễm khuẩn tại chỗ hoặc toàn thân.
– Mắc bệnh mãn tính vẫn chưa điều trị ổn định như cường giáp, đái thóa đường, lao… hoặc ở khu vực sinh sống đang có bệnh dịch, phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ hành kinh.
Nếu không rơi vào những trường hợp cấm phẫu thuật trên và cân nhắc có các yếu tố được phép chỉ định phẫu thuật thì chị có thể trực tiếp yêu cầu bác sĩ chỉ địnhcắt bỏ amidan để giảm thiểu rủi ro biến chứng về sau và giúp sức khỏe nhanh chóng ổn định.
Chúc chị sớm khỏi bệnh. Thân chào!.
Xem tiếp:
Hướng dẫn cách chữa viêm amidan hiệu quả và an toàn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!