Tôi đang thực sự rất lo lắng, không biết người bị ung thư vòm họng sẽ sống được bao lâu? Bố tôi bị ung thư vòm họng và được chẩn đoán ở giai đoạn 3. Tôi có hỏi bác sĩ về khả năng sống thêm khi mắc bệnh ung thư này nhưng bác sĩ không trả lời. Vậy tôi muốn nhờ chuyên mục giải đáp ạ!
Tôi xin cảm ơn!
(Thái Tính – Nghệ An)
*TƯ VẤN BẠN ĐỌC:
Ung thư vòm họng là một trong 4 căn bệnh ung thư vùng đầu cổ thường gặp. Đây là dạng u ác tính xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng (phần cao nhất của họng, có hình vòm).
NÊN BIẾT:
Cũng như nhiều căn bệnh ung thư khác, các triệu chứng bệnh ung thư vòm họng thường không rõ ràng ở giai đoạn đầu cũng như dễ gây nhầm lẫn nên ít ai có thể phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời. Điều đó đồng nghĩa với việc tỷ lệ chữa khỏi bệnh thường không cao. Theo thống kê cho thấy: Có khoảng 70% bệnh nhân mắc ung thư vòm họng phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn cuối, và khả năng sống thêm thường rất thấp. Cụ thể:
- Giai đoạn 1: Khối u ở dây thanh âm và sau đó tiến đến hộp thoại có kích thước rất nhỏ không quá 2,5 cm. Cơ hội chữa khỏi cho bệnh nhân và sống thêm 5 năm là rất lớn nếu được phát hiện và điều trị ngay lập tức là rất cao: 72%.
- Giai đoạn 2: Khối ung thư đã tăng lên đến 5 – 6cm, khả năng phục hồi khá cao nếu như còn trong họng hoặc thanh quản và chưa lây lan sang các hạch bạch huyết. Với tỷ lệ sống thêm 5 năm là 64%.
- Giai đoạn 3: Khối u ung thư đã bắt đầu lan đến các khu vực xung quanh, kích thước của khối u đã rất lớn gây chèn ép các bộ phận khác. Tỉ lệ sống thêm 5 năm là 62%
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng của ung thư vòm họng. Khối u đã xâm lấn và di căn, lan đến môi và miệng, làm phá hủy các hạch bạch huyết và có thể lây lan đến các hạch bạch huyết nằm ở phía bên kia với kích thước khối u lớn tới 6 cm. Khả năng sống thêm 5 năm lúc này chỉ cò 38%.
Tuy nhiên, tiên lượng trung bình trên là của một nhóm người nên không tuyệt đối đúng với tất cả mọi bệnh nhân. Tùy vào phương pháp điều trị, thể trạng bệnh nhân, có đáp ứng điều trị tích cực hay không, chế độ ăn uống và sinh hoạt, tâm lý,… mà tỷ lệ sống thêm là khác nhau.
Do đó, bệnh nhân mắc ung thư vòm họng không nên quá bi quan mà hãy giữ tinh thần thoải mái. Bởi tinh thần lạc quan cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị bệnh.
Chúc bạn sức khỏe!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!