Người bị ho nên ăn gì chế độ dinh dưỡng ra sao là một điều hết sức quan trọng trong việc điều trị, nếu như không chú ý sử dụng các loại thực phẩm người bị ho không nên ăn. Có thể khiến bệnh nặng hơn và điều trị lâu khỏi hơn.
Bị ho nên ăn gì?
Việc bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng sẽ giúp cơ thể chống chịu được các tác nhân gây bệnh. Giúp hỗ trợ và điều trị bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả. Những loại thực phẩm mà người bệnh nên dùng khi bị ho như:
– Nhóm thực phẩm dễ nuốt, lỏng và mềm: Khi ho cổ họng sẽ bị đau rát dữ dội. Vì vậy nên ăn những thức ăn lỏng và mềm sẽ tránh kích thích vào niêm mạc họng là giảm cơn đau. Các loại thực phẩm đó là: súp gà, các món cháo, sữa tươi, trái cây mềm….
– Nhóm thực phẩm giàu vitamin: Các loại nước ép trái cây, rau củ quả, canh, trái cây họ nhà cam, bưởi … Thường chứa một hàm lượng vitamin A, C, B rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại với tác nhân gây bệnh, mà còn giúp làm dịu cơn đau do ho gây ra rất tốt.
– Bổ sung hành, tỏi: đây là 2 loại nguyên liệu có tác dụng tăng sức đề kháng cực kì tốt. Nhờ thành phần có trong tỏi và hành như là kháng sinh thiên nhiên giúp chống lại các tác nhân gây bệnh rất tốt. Vì vậy mà mọi người không nên bỏ qua.
– Bổ sung các cách trị ho hiệu quả dân gian từ những loại thực phẩm quen thuộc. Chẳng hạn như: húng chanh, mật ong hấp quất, canh hẹ, rau diếp cá…
Một số món ăn trị ho ngon bổ người bị ho nên ăn:
+ Món 1: Chuẩn bị hoa đu đủ đực 15g, lá chanh 10g, đường phèn 30g. Trước tiên bạn rửa sạch hoa đủ đủ đực và lá chanh sau đó thái nhỏ. Cho vào 1 chén và cho đường phèn vào và hấp cách thủy khoảng 15 phút thì lấy ra dùng. Uống nước cốt từng ngụm mỗi ngày 2 lần sẽ giúp chữa ho hiêu quả nhất.
+ Món 2: Cháo tía tô: Chuẩn bị khoảng 50g gạo, 20g lá tía tô và 2g gừng tươi. Lá tía tô rửa sạch thái nhỏ, gừng rửa sạch giã nhỏ. Sau đó gạo bạn đem vo sạch nấu cháo, cháo chín cho tía tô, gừng, đường phèn vào quấy đều, sôi lại là được. Chia ăn 2 lần trong ngày lúc đói, ăn liền 3 – 5 ngày sẽ giúp giảm khỏi ho hoàn toàn.
+ Món 3: Chuẩn bị: tỏi 1 củ, lá chanh 10g, gạo 50g, thịt lợn nạc 100g, bột gia vị vừa đủ. Trước tiên bạn lấy thịt lợn đem băm nhỏ và ướp gia vị xào chín. Còn lá chanh và tỏi bạn đem rửa sạch sẽ rồi cho vào nước lọc lấy nước cho vào nồi cùng gạo vo sạch nấu cháo. Tiếp đó cháo chín thì bạn cho thịt vào đảo đều, cháo sôi lại là được. Ăn ngày 1 lần vào buổi sáng lúc đói, ăn liền 4 – 5 ngày.
Khi bị ho kiêng ăn gì ?
1. Sữa
Sữa có tác dụng kích thích tạo ra chất nhầy trong đường hô hấp, khiến cho đờm ngày một tăng lên và nhiều hơn. Lâu dần có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc viêm. Nên khi bị ho bạn nên kiêng sữa.
2. Hạn chế sử dụng Caffeine
Caffeine là 1 loại đồ uống có tác dụng lợi tiểu, kích thích cơ thể đi tiểu nhiều lần gây mất nước. Chính vì vậy bạn nên hạn chế uống caffeine tránh để cơ thể bị mất nước gây khô họng, có thể dẫn đến kho khan, khàn giọng.
3. Các món ăn cay nóng.
Không nên sử dụng các đồ ăn lạnh mà chưa được làm nóng lại, bởi khi ăn đồ lạnh sẽ khiến chứng ho ngày càng nặng thêm.
Các món cay nóng như ớt, gừng, xả, mù tạt… có thể gây rát họng, đau họng khiến bệnh viêm họng ngày càng nặng thêm.
Hạn chế ăn đồ ăn chế biến nhiều dầu mỡ, đồ nướng, đặc biệt là khi đang bị ho người bệnh không nên ăn thịt gà. Khi ăn thịt gà sẽ khiến chứng ho ngày càng nặng thêm.
Các loại thực phẩm có chứa nhiều chất nhầy như khoai sọ, mùng tơi, rau đay…
4. Các chất kích thích.
Tuyệt đối không hút thuốc lá khi bị viêm họng và ho. Khói thuốc sẽ gây khô cổ, khiến chứng ho ngày càng tăng thêm.
Rượu bia và các đồ uống có ga khác cũng sẽ khiến cho các chứng ho ngày càng nặng và kéo dài. Nên khi bạn bị cần tuyệt đối kiêng.
Lời khuyên: Ho là chứng bệnh có thể dai dẳng và kéo dài, việc hạn chế các triệu chứng của bệnh sẽ khiến bệnh nhanh khỏi. Ngoài việc áp dụng các biện pháp về chế độ dinh dưỡng trên thì người bệnh cũng cần giữ ấm cho cơ thể, hạn chế để gió lùa vào cổ họng khi trời trở lạnh, đặc biệt là cổ và mũi tránh bệnh nặng thêm.
Bạn có thể tham khảo thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!