Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không bác sĩ?

Thứ Hai, 05-11-2018

Rất nhiều bệnh nhân khi mắc phải hen suyễn đều có chung nỗi băn khoăn, không biết bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không? Hãy cùng tìm câu trả lời thông qua những thông tin hữu ích trong bài viết sau đây.

Theo một vài số liệu thống kê của Tổ chức Global Initiative for Asthma (GINA) cho thấy, trên thế giới hiện nay có khoảng 300 triệu người mắc bệnh hen suyễn. Và cứ 10 năm tỷ lệ mắc phải bệnh đường hô hấp này lại tăng lên ở mức 20 – 50% nguy hiểm hơn hàng năm có khoảng 250.000 người tử vong vì bệnh này.

Chưa kể ở Việt Nam, theo kết quả nghiên cứu thực trạng hen phế quản ở Việt Nam năm 2010 – 20111 của Bộ Y Tế đã đưa ra tỷ lệ mắc bệnh ở nước ta là 3,9%, trong đó người lớn chiếm 4,3% và trẻ em là 3,2%.

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?

Có thể thấy bệnh hen suyễn đang trên đà trở thành một trong những bệnh hô hấp phổ biến và khá nguy hiểm không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ mà ngay ở những người trưởng thành. Bệnh hình thành có thể là do nhiều nguyên nhân như khói bụi, dị ứng hoặc cũng có thể là do di truyền từ những người thân trong gia đình với nhau. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp. Cho nên, việc chấm dứt sớm bệnh sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ rủi ro cao về sau.

Tìm hiểu thêm: Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?

Theo Javeed Akhter, MD (Trưởng khoa Nhi phổi tại Bệnh viện Nhi đồng Hope ở Oak Lawn, Ill) cung cấp câu trả lời như sau: “Bệnh hen suyễn là một căn bệnh có thể kiểm soát được bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng bệnh không chữa khỏi hoàn toàn. Do đó, người bệnh chỉ có thể sống chung với bệnh.”

Javeed Akhter cho biết thêm: “Một trong những chiến lược hiệu quả để giúp bạn phòng ngừa và vượt qua cơn hen đó là sử dụng một số loại thuốc nhất định. Những loại thuốc này có thể giúp làm ổn định tế bào mast, hạn chế tình trạng kích ứng gây kích hoạt cơn hen. Một số loại thuốc hít giúp ổn định tế bào mast cải thiện chứng hen suyễn như  Nedocromyl và Cromolyn.

“Ngoài ra người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại thuốc kháng leukotriene. Đây là loại thuốc được xem là đầy hứa hẹn giúp trung hòa hoạt động của chất gây cảm ứng leukotrienes, giúp quản lý hen suyễn hiệu quả. Thuốc kháng leukotriene bao gồm Pranlukast, Zafirlukast và Zileuton. Hoặc bệnh nhân cũng có thể dùng một số loại thuốc phòng ngừa bệnh hen suyễn thuộc họ corticosteroid.”

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không?

Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát và khắc phục như Javeed Akhter đã nói ở trên, để giảm tần suất lặp đi lặp lại của bệnh, người bệnh cũng nên có chế độ chăm sóc và phòng tránh.

  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ga nệm, bao gối cũng cần được giặt sạch sẽ.
  • Tránh tiếp xúc với chất gây dị ứng như phấn hoa, khói thuốc lá, lông thú cưng,… Đồng thời, cũng nên tránh tiếp xúc với khói bụi bằng cách đeo khẩu trang khi ra đường. Nên đóng kín cửa sổ khi tới mùa phấn hoa.
  • Kiêng ăn những loại thực phẩm gây dị ứng. Và đặc biệt nên thêm vào danh sách ăn những thực phẩm giúp làm giảm viêm, giảm sưng và tăng sức đề kháng của cơ thể.
  • Đối với bệnh nhân bị hen suyễn việc tập thể dục có thể sẽ là nguyên nhân khiến cơn hen bộc phát. Chính vì vậy thường ít khi tham gia các hoạt động thể thao. Tuy nhiên các chuyên gia hô hấp cho hay, đây có thể là sai lầm của bệnh nhân. Việc tập thể thao sẽ giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch làm tăng khả năng chữa bệnh đồng thời hạn chế bệnh tái phát. Nhưng các chuyên gia cũng khuyến cáo bệnh nhân, tốt nhất nên lựa chọn môn thể thao phù hợp có thời gian vận động ngắn và gián đoạn như đi bộ, bơi lội hoặc bóng chày, bóng chuyền. Không nên tham gia các bộ môn thể thao có cường độ mạnh và tần suất hoạt động nhiều.
  • Mặt khác, bệnh nhân cũng nên tập các bài tập thở bụng bằng cách co giãn cơ hoành để hít được nhiều không khí đồng thời giúp đẩy khí cặn ra ngoài, làm giảm cơn hen.

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không? Xin khẳng định bệnh hen suyễn không thể chữa khỏi được nhưng người bệnh có thể kiểm soát bệnh bằng những cách riêng theo chỉ định của bác sĩ.

BTV: Thiên Thiên

→ Có thể bạn quan tâm:

Bài viết liên quan

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nếu bệnh hen suyễn không được điều...

Mách bạn cách chữa khản tiếng bằng giá đỗ tại nhà

Có những mẹo trị bệnh khá đơn giản trong cuộc sống chúng ta mà không...

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Đối với tỷ lệ trẻ...

Bệnh hen suyễn có lây không, lây qua đường nào?

Bệnh hen suyễn có lây không? Và bệnh lây qua đường nào?…. là thắc mắc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *