Bị bướu cổ ác tính có chữa được không?

Thứ Tư, 30-11-2016

“Tôi được chẩn đoán mắc bướu cổ ác tính gần 3 năm nay. Bao nhiêu tiền bạc đều dồn hết vào việc chữa bệnh. Đợt rồi đã phẫu thuật thành công một lần nhưng chân bướu vẫn còn. Tôi bây giờ rất hoang mang, nếu lỡ bệnh không khỏi thì phải làm sao. Ngoài phẫu thuật ra thì còn biện pháp nào có thể điều trị được nữa?. Mong sớm nhận được phản hồi”.(daoxuantruong024@…)

bi-buou-co-ac-tinh-co-chua-duoc-khong

Bị bướu cổ ác tính có chữa được không?

Giải đáp thắc mắc:

Chào bạn, bướu cổ ác tính hay còn gọi là bệnh cường giáp, bướu độc, bướu tim, bệnh Basedow. Vì triệu chứng của bệnh khá rầm rộ bao gồm: mắt lồi, khó ngủ, tính tình nóng nảy, sụt cân nhanh, tim đập mạnh..  Vậy nên thường khiến bệnh nhân lo lắng sợ rằng sẽ mắc ung thư. Dù đã phẫu thuật rồi nhưng bệnh vẫn có khả năng tái lại rất cao. Tuy bướu cổ ác tính khó trị và phải mất nhiều thời gian nhưng bạn đừng quá hoang mang. Vì chúng ta hoàn toàn có thể dùng thuốc, phẫu thuật hoặc điều trị phóng xạ để giải quyết bướu.

Cũng xin nói thêm với bạn, ngoài phẫu thuật còn rất nhiều phương pháp điều trị bướu cổ ác tính. Nhưng cách tiếp cận thường phụ thuộc vào độ tuổi, trạng thái thể chất, và mức độ nghiêm trọng của bướu. Cụ thể như:

Phương pháp Iode phóng xạ: dược áp dụng cho những bệnh nhân có bướu nhân hoạt động. Kèm theo cường giáp hoặc không. Chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và có con nhỏ.

Kết quả: liều I-131 là 100Gy cho tỉ lệ khỏi bệnh khoảng 75%. Trong đó thể tích tuyến giáp giảm trung bình 40%.

Tác dụng phụ: làm suy tuyến giáp nhưng chỉ gặp ở 10% bệnh nhân sau 5 năm điều trị. Sau khi điều trị bằng phương pháp này, người bệnh cần kiểm tra chức năng tuyến giáp thường xuyên. Nhằm phát hiện sớm nếu có suy tuyến giáp. Nếu nhân bướu phình to bất thường sau điều trị bằng  Iode phóng xạ thì cần được chọc hút dịch ngay.

Thuốc kháng giáp: các loại thuốc này đi vào cơ thể sẽ làm giảm dần triệu chứng của bệnh. Bằng cách ngăn chặn tuyến giáp sản xuất ra thừa kích thích tố. Bao gồm một số loại thuốc có trong danh mục được phép sử dụng như methimazole (Tapazole), propylthiouracil. Từ tuần thứ 12 trở đi các triệu chứng sẽ dần được cải thiện. Tuy nhiên, cả hai loại thuốc này có thể làm tổn thương chức năng gan. Trong đó propylthiouracil gây nhiều thiệt hai cho gan hơn. Vậy nên chỉ được sử dụng khi cơ thể không đáp ứng với methimazole.

Bạn có thể tham khảo thêm

Hi vọng những thông tin trên đã gỡ rối phần nào vấn đề của bạn. Thân chào!.

Bài viết liên quan

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không bác sĩ?

Rất nhiều bệnh nhân khi mắc phải hen suyễn đều có chung nỗi băn khoăn,...

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nếu bệnh hen suyễn không được điều...

Mách bạn cách chữa khản tiếng bằng giá đỗ tại nhà

Có những mẹo trị bệnh khá đơn giản trong cuộc sống chúng ta mà không...

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Đối với tỷ lệ trẻ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *