Áp-xe quanh amidan là biến chứng của một đợt viêm amidan cấp hoặc amidan mãn tính hồi viêm. Biểu hiện bằng việc tụ mủ ở tổ chức liên kết nằm giữa amidan và thành bên của họng. Bệnh gặp nhiều ở trẻ nhỏ và người lớn. Vì áp-xe amidan là biến chứng nên mức độ nguy hiểm của nó là không thể chối cãi, để hiểu rõ hơn về biến chứng này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau.
Áp -xe quanh amidan có nguy hiểm không?
Áp -xe quan hamidan là hiện tượng amidan bị viêm, sưng tấy và hóa mủ ở các tổ chức liên kết lỏng lẻo nằm xung quanh amidan, giữa amidan và thành bên của họng. Bệnh xảy ra sau một đợt viêm amidan cấp hóa mủ không được điều trị hoặc do biến chứng mọc răng khôn ở trẻ nhỏ. Nếu không điều trị đúng cách áp – xe quanh amidan thì nhiễm trùng có thể lan đến những khoảng sau và bên của họng, trung thất và phổi.
Sưng nề có thể đẩy amidan sang bên đối diện làm hẹp đường thở, nặng hơn có thể gây khó thở, nhiễm trùng huyết. Nếu bạn đã bị viêm amidan từ 5-7 ngày và đã dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhưng vẫn tiếp tục bị:
– Đau họng, đau nhức vùng góc hàm.
– Sốt cao từ 39-40 độ C, gai rét.
– Môi khô, người mệt mỏi, nuốt khó.
– Rêu lưỡi dày, chảy nhiều nước bọt.
– Miệng bẩn, hơi thở có mùi hôi thối.
– Giọng nói khò khè do eo họng bị thu hẹp.
– Khít hàm, kèm theo khó thở…
Thì hãy nghĩ ngay đến một đợt áp-xe amidan, áp – xe amidan thường chỉ bị một bên, hạch cổ cũng trở nên sưng to, ấn vào cảm thấy đau do có phản ứng viêm lan tới hạch. Nếu có những dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời, bởi nếu không điều trị sớm áp- xe sẽ tự vỡ tại chỗ phồng nhiều nhất, nếu vết vỡ không đủ rộng, mủ chảy ra không triệt để, bệnh sẽ tiếp tục kéo dài.
Áp -xe amidan tái phát nhiều lần sẽ gây ra nhiều biến chứng nặng nề như phù hề thanh quản, áp – xe thành bên của họng, gây hạch ở góc hàm, gây nhiễm trùng huyết và làm tổn thương thành động mạch cảnh trong.
THÔNG TIN THÊM:
Điều trị áp -xe quanh amidan thế nào?
Muốn điều trị áp-xe quanh amidan hiệu quả, bệnh nhân cần sớm tìm đến cơ sở y tế. Tùy vào từng giai đoạn và triệu chứng, ta có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để điều trị.
Giai đoạn amidan bị viêm tấy, chỉ cần dùng thuốc chống viêm và kháng sinh, thuốc hạ sốt và giảm đau theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định.
Nếu áp-xe quanh amidan có mủ, thì có thể áp dụng phương pháp điều trị:
– Điều trị nội khoa với kháng sinh, tiêm trực tiếp hay truyền vào tĩnh mạch, chống được cả vi khuẩn kị khí và hiếu khí, kếp hợp với dùng thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt.
– Chích rạch khối áp-xe amidan để dẫn lưu mủ, điều này đòi hỏi phải giữ cho vết rạch luôn mở miệng trong khoảng 3 ngày liên tiếp.
– Phẫu thuật cắt amidan.
Áp-xe quanh amidan là biến chứng thường gặp mỗi khi bị viêm amidan nhưng không được điều trị triệt để. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thù theo đúng phác đồ điều trị, để loại bỏ sớm bệnh. Cách phòng áp-xe quanh amidan chủ yếu là tập trung vào việc phòng ngừa viêm họng, viêm amifan và phòng biến chứng của răng khôn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!