Viêm phế quản mãn tính ngày nay là một căn bệnh chẳng những không hề xa lạ mà còn cực kì thường gặp, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà bệnh viêm phế quản mãn tính trở nên cực kì phổ biến. Tuy vậy, cách chữa trị căn bệnh này thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng bài viết tìm hiểu bệnh viêm phế quản mãn tính và cách chữa trị của nó nhé.

Những điều cần biết về bệnh viêm phế quản mãn tính
Để hiểu rõ hơn về viêm phế quản mãn tính, ta cần tìm hiểu ở 3 mặt: nguyên nhân, triệu chứng và đối tượng nhiễm bệnh. Từ đó mới có thể có được cái nhìn khái quát nhất, đầy đủ nhất.
Viêm phế quản mãn tính là gì?
Đây là tên gọi của biểu hiện viêm nhiễm khu vực phế quản kéo dài. Phế quản chính là đường hô hấp, nơi trao đổi và lưu thông oxy, CO2 ra vào của cơ thể. Cùng với thực quản, phế quản là khu vực cực dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể dẫn đến viêm phế quản mãn tính. Các ống phế quản bị viêm sưng sẽ tạo thành nhiều bất tiện đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh, gồm cả đờm đặc, khó thở, mệt mỏi,…
Nguyên nhân gây bệnh
Truy ngược về nguyên nhân, ta có thể biết được những lí do sau sẽ gây ra căn bệnh viêm phế quản mãn tính.
Suy giảm hô hấp và viêm phế quản: Ở những người có tiền sử bệnh suy yếu đường thở cũng như các bệnh hô hấp bị tái phát nhiều lần sẽ tăng tỷ lệ mắc viêm phế quản mãn tính. Đó là do cơ chế cơ thể ngày càng yếu ớt, khiến bệnh ban đầu biến đổi và trở nên trầm trọng hơn, khó chữa trị hơn.
Khói thuốc: Một nguyên nhân thường gặp khác gây ra căn bệnh viêm phế quản mãn tính chính là khói thuốc. Không riêng gì những người chủ động hút, những người bị động ngửi phải khói này cũng có thể mắc bệnh viêm phế quản mãn tính. Đường hô hấp khi tiếp xúc với khói do thuốc lá, thuốc lào tạo ra sẽ bị tổn thương. Tổn thương sẽ không thể được chữa lành khi người bệnh liên tục hút thuốc, ngược lại chúng sẽ càng thêm trầm trọng và biến thành viêm phế quản mãn tính.

Môi trường sống và làm việc: Chính khói bụi, khí độc người bệnh tiếp xúc hằng ngày cũng sẽ tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính. Đặc biệt là những người sống tại khu vực ô nhiễm, nhiều xe cộ, máy móc.
Thời tiết: Một yếu tố khác góp phần làm tăng số lượng người bệnh hàng năm thuộc về thời tiết. Thời tiết thay đổi thất thường sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức đề kháng, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.
Những dấu hiệu của viêm phế quản mãn tính
- Ho: những cơn ho xảy ra thường xuyên, thậm chí là đau rát, ho nhiều về đêm.
- Đờm: màu trắng đục, vàng nâu hoặc xanh rêu nhạt, đờm đặc và có mùi hôi.
- Sốt: sốt nhẹ, đặc biệt là về chiều tối, sợ lạnh, đồ mồ hôi trộm.
- Mệt mỏi, khó thở, ngực đau tức
Những đối tượng có thể bị bệnh viêm phế quản mãn tính
Bệnh viêm phế quản mãn tính là căn bệnh “không chừa một ai”. Bất kỳ độ tuổi, đối tượng nào cũng có nguy cơ bị bệnh viêm phế quản mãn tính, nhất là những người có sức đề kháng kém, người lớn tuổi và trẻ em.
Bệnh viêm phế quản mãn tính và cách chữa trị
Hiện nay, có rất nhiều biện pháp để hỗ trợ và chữa trị viêm họng cấp, viêm phế quản mãn tính. Phổ biến nhất vẫn là Tây y, Đông y và các mẹo dân gian.
Dưới đây sẽ hướng dẫn 3 mẹo dân gian giúp làm giảm triệu chứng viêm phế quản mãn tính nhanh chóng. Tuy nhiên cần biết rằng chúng chỉ có tác dụng sau thời gian dài kiên trì và cần kết hợp thêm thuốc thang để trị bệnh dứt điểm.
# Gừng và mật ong
2 “thần dược” dễ tìm này chẳng những sẽ cắt giảm cơn ho đờm mà còn hỗ trợ điều hòa sức khỏe rất tốt. Gừng và mật ong được dùng thường xuyên chắc chắn sẽ “có ích” cho công cuộc điều trị viêm phế quản mãn tính đấy.

Chuẩn bị:
- 200g gừng tươi
- 100g mật ong
Thực hiện:
- Gừng cạo vỏ, dập dập và hãm trong 200ml nước sôi.
- Cho mật ong vào, khuấy đều trong lửa nhỏ đến khi cô thành hỗn hợp sệt.
- Đem hỗn hợp bỏ vào hủ thủy tinh có nắp đậy, uống 2 thìa/ngày, ngày 2 lần.
# Mật ong và quất xanh
Đây là “tuyệt chiêu” điều trị viêm họng cũng như bệnh viêm phế quản mãn tính rất hay mà các bạn tuyệt đối đừng bỏ qua. Nên dùng liên tục 7-10 ngày và sẽ cảm nhận được những thay đổi tích cực rõ rệt.

Chuẩn bị:
- 0,5kg quất (tắc)
- 300g mật ong
Cách thực hiện:
- Quất ngâm muối rửa sạch, để ráo nước và cắt nhỏ
- Đổ mật ong vào tắc, đem chưng cách thủy 3-5 phút trong lửa nhỏ.
- Trút hỗn hợp vào bình đựng, múc 1-2 thìa khuấy cùng nước ấm uống mỗi ngày.
# Quế bạc hà và đường phèn
Một tách trà quế bạc hà chắc chắn sẽ cải thiện tình trạng ho đêm, tức ngực của bạn. Hơn nữa giấc ngủ sẽ càng thêm sâu, tránh đờm đặc gây tức ngực, khó thở.

Chuẩn bị:
- 2 thanh quế
- 4-5 lá bạc hà
- 50g đường phèn
- 1/2 quả chanh tươi
Thực hiện:
- Cho quế và bạc hà, đường phèn đun sôi với 500ml nước trong 7-10 phút.
- Tắt bếp, chờ đến khi gần nguội thì nặn thêm chanh.
- Khuấy đều và uống khi còn ấm.
# Lá húng chanh muối hạt
Chiết xuất từ húng chanh và khả năng sát khuẩn của muối hạt sẽ làm sạch đường hô hấp, tiêu trừ các ổ viêm nhiễm khiến viêm phế quản mãn tính kéo dài chẳng khỏi. Ngoài ra, vết thương ở vòm họng sẽ được se dịu, chữa lành với công thức từ lá húng chanh và muối hạt.

Chuẩn bị:
- 5-7 lá húng chanh
- 1 nhúm muối hạt
Thực hiện: Lá húng chanh và muối giã thật nát. Ngậm hỗn hợp trong vài phút và nuốt chậm rãi sau đó. Sau khi nuốt xong thì có thể súc miệng với nước ấm để cổ họng càng thêm dễ chịu thoải mái.
# Củ cải trắng chưng gừng mật
“Bật mí” thêm một công thức hiệu quả khác mà bạn không thể bỏ qua để chữa trị viêm phế quản mãn tính chính là củ cải trắng và gừng, mật

Chuẩn bị:
- 1 củ cải trắng
- 1 nhánh gừng tươi
- Mật ong
Thực hiện:
- Củ cải gọt vỏ ép nước, gừng cạo vỏ xắt lát mỏng
- Củ cải và gừng nên được hãm trong nước sôi vài phút để tinh chất ngấm vào nước.
- Tắt bếp và thêm vài thìa mật ong, chia ra uống ngày 3 lần.
Trên đây là những vấn đề bạn cần biết về căn bệnh viêm phế quản mãn tính và cách chữa trị thông dụng nhất. Tuy không để lại nhiều di chứng nguy hại nhưng người bệnh cũng không nên chủ quan lơ là. Khi có dấu hiệu viêm họng cấp tính hoặc viêm phế quản kéo dài, hãy lập tức đến bệnh viện gần nhất để được chuẩn đoán và điều trị. Thời gian phát bệnh càng lâu càng đồng nghĩa với việc chữa trị gặp khó khăn và phức tạp.
Biên soạn: An Tư
➥ Một số thông tin hữu ích bạn cần tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!