Bệnh viêm amidan cấp tính là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, nhất là trong thời điểm nắng nóng, thời tiết giao mùa. Thông thường viêm amidan cấp tính không quá nguy hiểm nhưng nếu chủ quan có thể để lại nhiều biến chứng. Do đó không được chủ quan khi trẻ có các dấu hiệu viêm amidan cấp tính.

Bệnh viêm amidan cấp ở trẻ là gì? Có nguy hiểm không?
Amidan cấp tính được hiểu là tình trạng amidan xung huyết, tăng tiết chế tại khu vực niêm mạc amidan. Tình trạng amidan trở nên sưng phồng và viêm. Viêm amidan cấp tương đối phổ biến ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt là nhóm tuổi từ 7 tháng đến 4 tuổi thường gặp nhiều nhất. Trong độ tuổi này sức khỏe của các bé còn kém, hệ hô hấp và đề kháng cũng chưa hoàn thiện.
Viêm amidan cấp tính ở trẻ thường nhẹ, không nguy hiểm tuy nhiên trong một số trường hợp vi khuẩn có thể khiến cho amidan viêm sưng, tạo thành ổ chứa vi khuẩn, có nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng khác cho trẻ.
Dấu hiệu viêm amidan cấp ở trẻ em
Trẻ bị viêm amidan cấp thường gặp phải một số dấu hiệu chính như:
Triệu chứng toàn thân
- Sốt đột ngột từ 38 – 39 độ C, một số trường hợp có thể sốt cao đến 40 độ C. Ngoài ra cũng có nhiều trẻ bị viêm amidan nhưng không sốt.
- Trẻ có dấu hiệu nhức đầu, mệt mỏi.
- Một số trường hợp có thể rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn trớ, chán ăn.

Triệu chứng cơ năng
- Ngạt mũi cũng là một trong những dấu hiệu phổ biến ở trẻ khi bị amidan. Dấu hiệu ngạt mũi có thể xảy ra ở từng bên, đôi khi ngạt ở cả hai bên.
- Nước mũi khi chảy ra thường có màu vàng, xanh, nước mũi thường tiết ra nhiều và liên tục.
- Trẻ thường thở khó khăn, đôi khi phải há miệng thở khi ngủ, thở khụt khịt,…
- Khi trẻ bú khó khăn, ngắt quãng vì không thở được bằng mũi.
- Vùng miệng của trẻ có mùi hôi khó chịu.
- Trẻ nghe kém, không nghe rõ khi trò chuyện.
- Triệu chứng ho do viêm amidan cũng rất thường gặp, ho thường xảy ra do miệng của trẻ bị khô vì dịch tiết chảy xuống vòm họng, khô do thường xuyên thở bằng miệng.

Triệu chứng thực tế
- Triệu chứng niêm mạc đỏ, amidan sưng to, có thể có nhiều chấm mủ trắng hoặc màng mủ như váng cháo nếu có nhiễm khuẩn.
- Hạch góc hàm có dấu hiệu sưng to và đau.

Các biến chứng của viêm amidan
Viêm amidan cấp thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe, trẻ có sức đề kháng tốt thường khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên viêm amidan cũng có thể chuyển sang mãn tính đối với những trường hợp trẻ có sức đề kháng kém, diễn tiến viêm nhiễm nặng.
Biến chứng gần:
Những biến chứng gần ở trẻ bị viêm amidan cấp thường xảy ra tại các khu vực lân cận vị trí viêm amidan như mũi họng, tai, các xoang,… Phổ biến nhất là các biến chứng:
- Viêm mũi họng: viêm amidan kéo dài có thể khiến cho thể tích khối amidan căng lên, qua đó khiến cho không khí ra vào bị ngăn cản, dẫn đến tình trạng ngạt mũi. Đồng thời, khi lượng nước mũi bị ứ đọng, không thoát hơi được sẽ đọng lại ngày càng nhiều và chảy ra phía trước, từ đó dẫn đến chảy nước mũi trong. Khi chảy mũi kéo dài hơn, các loại vi khuẩn trong mũi sẽ tăng lên đáng kể, dẫn đến màu sắc của nước mũi bị đục.
- Viêm tai giữa: biến chứng của viêm tai giữa cũng khá phổ biến đối với trẻ bị viêm amidan. Viêm tai giữa là biến chứng có thể xảy ra khi mủ nhầy, dịch và vi khuẩn do sổ mũi kéo dài ảnh hưởng đến khu vực viêm tai giữa.
- Viêm xoang: tương tự như viêm tai giữa, viêm xoang cũng có thể xảy ra khi các dịch tiết, nước mũi, vi khuẩn ảnh hưởng xấu đến các khu vực xoang, gây viêm. Phổ biến nhất là khu vực xoang mũi.
Biến chứng xa:
Bên cạnh những biến chứng gần, các biến chứng xa cũng có thể xảy ra ở trẻ. Những biến chứng xa thường chủ yếu xảy ra ở hệ hô hấp, hệ tiêu hóa. Một số biến chứng xa gồm có:
- Triệu chứng viêm khí quản, viêm thanh quản, viêm phế quản: do vi khuẩn từ khu vực tai – mũi – họng lan đến hệ hô hấp, phế quản.
- Viêm đường ruột: thường do lượng vi khuẩn từ vùng mũi họng đi xuống hệ tiêu hóa.
Phải làm gì khi trẻ bị viêm amidan cấp
Đối với những trẻ bị viêm amidan cấp, việc can thiệp sớm là rất cần thiết. Phụ huynh khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu viêm amidan cấp tính cần đưa trẻ đi khám. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà các bác sĩ có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như giảm viêm, chống phù nề, áp dụng các loại kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn,…

Trong thời gian điều trị, trẻ cũng được chỉ định nghỉ ngơi, giữ cho vùng mũi họng được ấm, tránh tình trạng mất nước. Những trẻ mất nước có thể được bổ sung nước, các chất điện giải, các loại thức ăn lỏng. Giữ vệ sinh cho trẻ trong thời gian điều trị bằng nước muối ấm, các loại sản phẩm diệt khuẩn vùng mũi họng cũng rất cần thiết.
Viêm amidan cấp là một dạng viêm nhiễm khá phổ biến, thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên không nên vì thế mà chúng ta chủ quan trước bệnh amidan, đặc biệt là khi viêm amidan xảy ra với trẻ nhỏ. Phát hiện và điều trị sớm đối với viêm amidan cấp ở trẻ là giải pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Thông tin hữu ích dành cho bạn
Chào bác sĩ ! Cháu bị viêm họng , ốm , chân tay mệt mỏi còn rát họng trong họng toàn đờm . Vậy theo bác cháu lên dùng những thuốc gì để chữa ạ