Bệnh ung thư vòm họng là gì? 3 phương pháp điều trị hiện nay

Thứ Ba, 07-08-2018

Thắc mắc: “Thưa bác sĩ,  cho tôi hỏi bệnh ung thư vòm họng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị của bệnh ung thư vòm họng? Vì tôi đang bị nghi ngờ có dấu hiệu xuất hiện khối u ở vòm họng, nuốt nước miếng rất khó khăn và thường cảm thấy mệt mỏi. Xin bác sĩ trả lời giúp, cám ơn bác sĩ.”

(Anh Văn Thông, 34 tuổi, Hà Tiên) 

Bệnh ung thư vòm họng là gì
Nhận biết dấu hiệu, nguyên nhân  và cách điều trị bệnh ung thư vòm họng

Giải đáp:

Văn Thông thân mến!

Dựa trên những thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, quả thực rất khó để xác định liệu rằng đó là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng hay chỉ là tình trạng bệnh viêm họng thông thường. Tuy nhiên chúng tôi sẽ đưa ra những cách nhận biết bệnh ung thư vòm họng và phương hướng điều trị để bạn tham khảo.

Lời khuyên đến bạn, nếu như có dù chỉ 1 trong những “cảnh báo” này thì hãy nên đến ngay bệnh viện để tiến hành chuẩn đoán, xét nghiệm và điều trị kịp thời. Đó có thể là lời báo nguy hiểm của cơ thể đấy!

I. Bệnh ung thư vòm họng là gì và dấu hiệu nhận biết?

Bệnh ung thư vòm họng (throat cancer) là dạng ung thư thường gặp nhất ở khu vực vòm họng, phía sau ở vị trí thắt vòm họng, ngách hầu. Bệnh có thể gặp phải ở nhiều độ tuổi, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em.

Tỉ lệ nam giới mắc bệnh ung thư vòm họng tại nước ta thường chiếm tỉ lệ cao hơn so với nữ giới. Bên cạnh đó, tỉ lệ người mắc bệnh ung thư vòm họng cũng có xu hướng ngày càng tăng. Ung thư vòm họng cũng tương tự như nhiều bệnh ung thư khác không chỉ làm ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.

Loại ung thư này phát triển chủ yếu trong cổ họng, thanh quản. Việc nhận biết và điều trị sớm ung thư vòm họng đặc biệt cần thiết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư vòm họng

Dựa trên những dấu hiệu thường gặp này, người bệnh có thể xác định được tình trạng bệnh.

  • Chảy máu cam: dấu hiệu sớm nhất và cũng phổ biến nhất là tình trạng chảy máu cam với tần suất liên tục.
  • Suy giảm thính giác: cụ thể là ù tai, đau tai, chảy máu tai. Đó là do khối u phát triển đè lên loa vòi nhĩ.
  • Nổi hạch cổ: vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết khiến các tế bào ung thư dễ di căn hạch cổ. Tỷ lệ mắc phải bệnh ung thư vòm họng khi nổi hạch cổ chiếm trên 80%.
  • Triệu chứng của  viêm xoang: do khối u to lên sẽ chèn lên các dây thần kinh, gây ra các cơn đau đầu, nghẹt mũi tương tự như viêm xoang.
  • Suy giảm và ảnh hưởng thị giác: khối u có thể lan rộng vào nền sọ, gây liệt các dây thần kinh ở mắt. Mắt có biểu hiện lồi, sụp mi, thị lực giảm nhanh chóng hoặc đau đầu, sốt kéo dài.
  • Khó nuốt, ngạt thở, giọng nói thay đổi: dù rằng đây là dấu hiệu viêm họng hạt thường gặp nhưng nó cũng là những cảnh báo về bệnh ung thư vòm họng. Nếu như tình trạng kéo dài, cần lập tức đi xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh ung thư vòm họng
Khi phát hiện có các biểu hiện bệnh, không nên tự ý điều trị mà phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa

II. Ung thư vòm họng và cách điều trị

Ung thư vòm họng điều trị được bằng nhiều phương pháp khác nhau, điều trị càng sớm thì hiệu quả càng cao. Lựa chọn những phương pháp nào trong việc điều trị bệnh ung thư vòm họng cho bệnh nhân còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Giai đoạn phát triển của bệnh ung thư vòm họng
  • Sức khỏe hiện tại của bệnh nhân
  • Mức độ đáp ứng của bệnh nhân trong điều trị

1. Phương pháp phẫu thuật

Giai đoạn trước đây, khi nền y học còn chưa phát triển, đối với những phương pháp phẫu thuật đơn thuần, tác dụng chính của việc phẫu thuật chỉ có vai trò lấy bệnh phẩm nhằm chuẩn đoán chính xác bệnh (gọi là sinh thiết).

Tuy nhiên, với nền y học hiện đại như ngày nay, phương pháp phẫu thuật đã mở ra những tia hi vọng mới cho người bệnh. Việc áp dụng phương pháp phẫu thuật có thể giúp cắt bỏ đi khối u mang tế bào ung thư hoặc những khối u có khả năng nhiễm tế bào ung thư. Ngoài ra, phẫu thuật còn có thể giúp các bác sĩ loại bỏ được các hạch di căn ở vùng cổ giai đoạn còn khu trú.

Bệnh ung thư vòm họng và phương hướng điều trị
Phẫu thuật là một trong cách phương pháp điều trị bệnh ung thư vòm họng quan trọng

Bác sĩ có thể dùng dao lạnh, phẫu thuật trực tiếp hoặc kỹ thuật mổ nội soi tùy vào tình trạng bệnh. Đối với phương pháp phẫu thuật, càng phát hiện sớm khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, sức khỏe bệnh nhân càng tốt thì việc điều trị càng thuận lợi, dễ dàng hơn.

2. Phương pháp tia xạ

Phương pháp tia xạ còn gọi là phương pháp xạ trị. Sử dụng tia xạ trong việc điều trị ung thư vòm họng là một trong những phương pháp điều trị quan trọng nhất. Vì vị trí có chứa tế bào ung thư thường nằm ở vùng họng, có kích thước rất hẹp, do đó việc sử dụng tia xạ trong việc điều trị ung thư vòm họng là hợp lý nhất.

Hiện nay, nhờ vào hình ảnh không gian 3 chiều các bác sĩ có thể xác định chính xác đường chiếu tia. Việc này đã giúp làm tăng tối đa tác dụng của tia xạ trên khối u đồng thời cũng làm giảm đi những tổn thương có thể xảy ra với những mô lành. Các tia gamma, chùm electron hoặc proton sẽ mang năng lượng cao trực tiếp triệt tiêu khối u trong cơ thể.

Việc dùng xạ trị điều trị bệnh ung thư vòm họng không quy định trước hoặc sau mà phụ thuộc rất nhiều và tình trạng bệnh và phác đồ điều trị do bác sĩ phụ trách. Có thể kết hợp cùng các phương pháp khác hoặc chỉ đơn thuần sử dụng xạ trị.

Cách điều trị bệnh ung thư vòm họng
Hậu xạ trị, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, khô miệng, lở loét, ói mửa,… Đây là những tác dụng phụ của tia xạ.

Mặc dù, đã đạt được những thành công nhất định trong việc chữa ung thư vòm họng. Nhưng phương pháp này đã để lại những tác dụng phụ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Làm cho người bệnh có nguy cơ mắc một số bệnh khác cao hơn, những tác dụng phụ thường gặp nhất là vùng xạ trị xuất hiện mẩn đỏ, nghe không rõ, khô miệng, buồn nô,…

3. Phương pháp hóa trị

Trước đây, khi điều trị ung thư vòm họng phương pháp hóa chất chỉ được sử dụng trong các trường hợp tế bào ung thư đã đi và di căn, hoặc khi sử dụng phương pháp tia xạ bị thất bại.

Hiện nay, các bác sĩ thường sử dụng kết hợp điều trị hóa chất kết hợp với phương pháp xạ trị, việc kết hợp này đã làm cho hiệu quả điều trị triệt để khối u sẽ cao hơn bình thường. Có 2 dạng hóa trị thường sử dụng là có dạng dùng thuốc và dạng thuốc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Tùy vào tình trạng bệnh của bệnh nhân bác sĩ sẽ chọn những cách sử dụng hóa trị hợp lý nhất. Trong một số trường hợp cần thiết bác sĩ có thể sử dụng cùng lúc 2 dạng này.

Bệnh ung thư vòm họng cách chữa trị
Hóa trị được sử dụng khi các tế bào ung thư đã di căn liên tục gây nguy hiểm đến sức khỏe

Hóa trị hoạt động theo cách thức tấn công các tế bào đang phân chia nhanh chóng, ức chế sự sinh sôi nhân mầm của tế bào ung thư. Nhưng kèm theo đó, các tế bào khác của cơ thể cũng bị ảnh hưởng và gây ra nhiều tác dụng phụ lên cơ thể.

Các tác dụng phụ bao gồm rụng tóc, lở loét, ói mửa, chân tay tím bầm, móng thâm đen, tiêu chảy, mất vị giác,…

Tuy nhiên việc hóa trị một khi đã bắt đầu cần phải liên tục tiến hành theo đúng liệu trình của bác sĩ để việc điều trị diễn ra hiệu quả. Khi không đạt tiêu chuẩn sức khỏe, lượng máu trung bình,… bác sĩ có thể buộc bệnh nhân phải ngừng lại cho đến khi đủ chỉ tiêu. Vì vậy bệnh nhân buộc phải chú ý bổ sung dinh dưỡng và giữ gìn sức khỏe để bản thân có thể tiếp nhận thuốc đúng thời gian.

 Bên cạnh việc điều trị, phát hiện càng sớm bệnh ung thư vòm họng càng giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn, tránh được những diễn tiến xấu đến sức khỏe và tính mạng. Không chỉ vậy, người bệnh cần giữ tinh thần lạc quan, chế độ sinh hoạt khoa học để giúp quá trình chữa bệnh diễn ra suôn sẻ. Đừng nên tự ý dùng bất kì loại thuốc hoặc phương pháp nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. 

Th.Bsĩ Nguyễn Hồng Phước, chuyên khoa Ung Bướu, bệnh viên Ung Bướu TP.HCM

➥ Bạn nên xem thêm:

Bài viết liên quan

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không bác sĩ?

Rất nhiều bệnh nhân khi mắc phải hen suyễn đều có chung nỗi băn khoăn,...

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nếu bệnh hen suyễn không được điều...

Mách bạn cách chữa khản tiếng bằng giá đỗ tại nhà

Có những mẹo trị bệnh khá đơn giản trong cuộc sống chúng ta mà không...

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Đối với tỷ lệ trẻ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *