Thắc mắc:
” Mọi người cho cháu hỏi bệnh quai bị có lây không vậy ạ. Em gái cháu bị lên quay bị ở mang tai, sưng nguyên nửa bên hàm phải nghỉ học 2 hôm nay. Thấy có một số người bảo bệnh quai bị có thể lây nhiễm nhưng cháu tiếp xúc với em mấy hôm nay mà chưa có hiện tượng gì? Cho cháu hỏi có thật bệnh quai bị có lây không ạ? Nếu lây thì lây qua đường nào vậy thưa bác sĩ? ”
Tư vấn bạn đọc:
Chào mọi người, Bệnh quai bị là do virus từ đường hô hấp xâm nhập vào tuyến mang tai và sinh sôi phát triển tại đây khiên cho tuyến nước bọt 2 bên tai sưng to tại hầu, mang tai, nổi hạch gây đau nhức là một trong những triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết bệnh quai bị.
Bệnh quai bị có lây không?
Nguyên nhân gây bệnh quai bị được xác định là do virus tại đường hô hấp như hầu họng, khoang mũi, miệng… Chúng di chuyển âm chiếm tuyến nước bọt hai bên mang tai gây viêm sưng gọi là quai bị. Vì nguyên nhân được xác định là do virus nên hoàn toàn có thể lây truyền qua tiếp xúc với tuyến nước bọt của người bệnh. Thời gian ủ bệnh là 2 đến 4 tuần nên khi lây nhiễm mầm bệnh thì nguy cơ bùng phát luôn là chưa xảy ra, sau một thời gian ủ bệnh virus sinh sôi phát triển tiếp tục gây bệnh quai bị cho người tiếp xúc với nguồn bệnh.
Vậy bệnh quai bị lây qua đường nào?
Bệnh quai bị có thể lây nhiễm vì vậy cần phải biết chúng lây qua đường nào để biết cách phòng ngừa ngăn chặn nguy cơ nhiễm virus gây bệnh. Dựa theo tính chất của bệnh một số con đường lâu mhiễm sau mà bạn nên cảnh giác như:
+ Lây truyền qua đường hô hấp: Đường thở tiếp xúc với nước bọt của người bị quai bị nguy cơ mắc bệnh quai bị sẽ rất cao do virus xuất hiện chủ yếu trong nước bọt. Hắt xì hơi, ho cũng khiến nước bọt văng ra môi trường xung quanh dễ khiết người xung quanh hít phải gây bệnh. Đặc biệt hôn nhau chính là con đường tiếp xúc trực tiếp và có nguy cơ mắc bệnh quai bị do lây nhiễm cao nhất.
+ Tiếp xúc gián tiếp: sử dụng chung ly uống nước, ăn chung bát đũa gia tăng nguy cơ bị bệnh. Người bệnh chạm tay vào mũi, miệng sau đó chuyển virus mang mầm bệnh sang các vật dụng khác. Ví dụ như chẳng hạn như tay nắm cửa hoặc bề mặt bàn, ghế…và người xung quanh tiếp xúc với các vật dụng này sau đó không lâu, virus có di chuyển vào đường hô hấp gây bệnh quai bị.
Lên quai bị thường thì có thể khỏi sau 10-15 ngày. Tuy nhiên đây là bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng đặc biệt là virus có thể xâm nhập vào dịch não tủy và cột sống lan tới các bộ phận như tụy, tinh hoàn, buồng trứng… Ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản. Do đo cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bằng cách tiêm vac xin phòng bệnh hoặc tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh lây nhiễm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!