Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nếu bệnh hen suyễn không được điều trị kịp thời do không được chẩn đoán hoặc chẩn đoán nhầm sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Những thông tin được cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn giải đáp chuẩn xác về vấn đề này.
Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?
Hen suyễn là một trong những căn bệnh hô hấp mãn tính và không thể điều trị tận gốc. Thông thường, các biện pháp chữa bệnh chỉ có tác dụng giúp kiểm soát triệu chứng bệnh chuyển nặng và ngăn ngừa cơn hen kích ứng, hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu của bệnh đến đời sống sinh hoạt và làm việc của bệnh nhân.
Tuy nhiên, nếu bệnh không được chữa trị đúng lúc có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, làm tăng nguy cơ sẹo phổi và khiến những cơ quan liên quan bị tổn thương nghiêm trọng. Đặc biệt, nếu trường hợp cơn hen nặng mà không có thuốc cắt cơn có thể gây thiếu hụt oxy dẫn đến cơ thể tím tái, mất ý thức và nặng hơn không cấp cứu kịp bệnh nhân có thể tử vong.
Sau đây là một vài biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu hen suyễn không được quản lý chặt chẽ và tốt.
1/ Nhiễm khuẩn phế quản
Thời tiết chuyển lạnh, độ ẩm không khí cao sẽ khiến bệnh hen suyễn bị kích thích tái phát. Bên cạnh đó, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus sinh sôi phát triển gây viêm nhiễm. Không chỉ riêng tai, mũi và họng bị nhiễm khuẩn mà cả hệ hô hấp đều bị nhiễm, trong đó phế quản cũng khó tránh khỏi.
2/ Giãn phế nang đa tiểu thùy (khí phế thũng)
Hen suyễn kéo dài chính là nguyên nhân làm giảm chức năng co giãn của các phế đa năng trong phế quản. Khi đó, cặn bã không được đẩy ra ngoài sẽ được tích tụ lại bên trong và hình thành đờm. Lúc này, bệnh nhân sẽ ho và khạc có đờm, cơ thể bị suy nhược, xanh xao và tím tái.
3/ Xẹp phổi
Theo thống kê có hơn 1/3 trẻ em bị bệnh hen suyễn phải nhập viện do biến chứng xẹp phổi của bệnh gây ra. Và tình trạng này ít xuất hiện khi bệnh hen suyễn ở trẻ em được ổn định.
4/ Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất
Theo các chuyên gia, có đến 5% người bệnh bị hen suyễn gặp phải tình trạng tràn khí màng phổi. Tình trạng này xuất hiện chủ yếu là do người bệnh cố gắng làm việc hoặc ho mạnh dẫn đến thành phế nang bị bục và vỡ ra gây tràn khí màng phổi. Bên cạnh đó, biến chứng này xuất hiện một phần là do vùng phế nang giãn các mạch máu thưa thớt dẫn đến quá trình nuôi dưỡng và cung cấp dưỡng chất kém khiến cho áp lực vùng phế nang tăng lên gây tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất.
Tràn khí màng phổi nếu nặng có thể làm suy giảm chức năng phổi, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, đây được coi là biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn, người bệnh cần thận trọng.
5/ Ngưng hô hấp kèm theo tổn thương não
Hen suyễn quá lâu có thể dẫn đến oxy lên não bị thiếu và gây nên chứng khó thở. Có trường hợp hen suyễn gây ngưng hô hấp kèm theo tình trạng tổn thương não. Điều nghiêm trọng ở đây, ngưng hô hấp đột ngột có thể dẫn đến tình trạng hôn mê và nghiêm trọng hơn là mất mạng.
Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Với những biến chứng do bệnh hen suyễn gây ra có thể thấy mức độ nguy hiểm của bệnh. Vì thế người bệnh chớ coi thường mà hãy nhanh chóng điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Tích cực tham gia thể thao xây dựng chế độ ăn uống điều độ đồng thời thăm khám thường xuyên sẽ giúp bạn thoát khỏi nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh.
BTV: Nhật Hạ
→ Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!