Bệnh hen suyễn có lây không, lây qua đường nào?

Thứ Tư, 31-10-2018

Bệnh hen suyễn có lây không? Và bệnh lây qua đường nào?…. là thắc mắc của khá nhiều độc giả gửi về chuyên mục chuatriviemamidan.com trong tuần vừa qua. Điển hình trường hợp bạn Vương (21 tuổi, Phúc Thọ – Lâm Đồng) đặt câu hỏi:

“Phòng ký túc xá “những anh chàng đẹp trai” 302 của trường Đại học Đà Lạt vừa chào đón thêm thành viên mới. Theo điều tra lý lịch nhân thân và thành tích học tập khá ok nhưng phải tội chàng này mắc bệnh hen suyễn. Đêm Đà Lạt lạnh nhìn cậu ấy lên cơn hen ôm ngực ho sù sụ, khi ngủ lúc nào cũng cầm kè kè chai thuốc xịt hen Seretide trong tay mà thấy tội. Nhưng ngẫm đi ngẫm lại cả phòng cũng tá hỏa lên vì hen suyễn là bệnh đường hô hấp, lại liên quan đến phổi, liệu bệnh hen suyễn có lây không. Nếu có, bệnh lây qua đường nào? Mong chuyên mục giải đáp giúp mình, để mình biết đường mà còn phòng tránh.”

Bệnh hen suyễn có lây không?

[Góc tư vấn]: Bệnh hen suyễn có lây không?

Hen suyễn là căn bệnh hô hấp mãn tính hay còn gọi là hen phế quản. Bệnh gây co thắt ở phế quản và cản trở sự lưu thông của không khí khi ra và vào phổi. Khi đó, đường dẫn khí bị viêm, phù nề khiến cho lòng dẫn khí bị thu hẹp và nhỏ lại. Lúc này, lượng không khí ra vào khó khăn dẫn đến tình trạng người mắc bệnh hen suyễn cảm thấy khó thở hoặc thở khò khè, ngực đau tức kèm theo tiếng rít mỗi khi thở. Có trường hợp hen suyễn nặng, bệnh nhân không thể thở nổi do chất nhầy trong lòng dẫn khí điều tiết quá nhiều gây bít tắc. Đối với trường hợp này, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây tổn thương phổi nặng, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Chính vì mức độ nguy hiểm của bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và mạng sống của bệnh nhân cùng với số lượng người nhiễm bệnh hen suyễn đang tăng lên nhanh chóng, đáng báo động, đặc biệt là ở những nước đang phát triển như Việt Nam khiến nhiều người hoang mang, lo sợ bệnh lây nhiễm.

Tuy nhiên, theo PGS.TS bác sĩ Lê Thị Tuyết Lan (Trưởng Trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM) cho hay: “Vì hen suyễn là bệnh lý về đường hô hấp và các triệu chứng của bệnh thường diễn ra thường kịch liệt nên đa số mọi người đều có chung tâm lý lo sợ bệnh truyền nhiễm. Nhưng bệnh hen suyễn không phải là căn bệnh truyền nhiễm như mọi người vẫn nghĩ từ trước đến nay. Bệnh vẫn được kiểm soát dễ dàng và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu người bệnh tuân thủ đúng theo yêu cầu của bác sĩ.”

Bệnh hen suyễn lây qua đường nào?

Bệnh hen suyễn lây qua đường nào?

Như đã nói trên, bệnh hen suyễn là bệnh hô hấp mãn tính nhưng không phải là bệnh lây nhiễm. Chính vì vậy, bệnh không lây qua đường hô hấp hay qua đường miệng – miệng (hôn nhau, ăn uống chung ly hoặc cốc,…). Nguyên nhân thực sự gây nên bệnh hen suyễn cho đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, hen suyễn có thể được kích hoạt bởi các nguyên nhân khác nhau như sau:

  • Dị ứng: Hen suyễn có thể bộc phát do người bệnh mắc bệnh dị ứng với bụi hoặc phấn hoa, không khí khô, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá,… Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân bị hen suyễn do dị ứng với thực phẩm hoặc do thuốc tây.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Một số bệnh như bệnh viêm họng, viêm mũi dị ứng, bệnh viêm amidan, viêm mũi vận mạch hay polyp mũi,… cũng là nguyên nhân gây kích hoạt hen suyễn bùng phát.
  • Tâm lý: Yếu tố tâm lý góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Những người bị tổn thương tình cảm, rối loạn tình dục,… thường dễ bị hen suyễn hơn những người có đời sống nội tâm phong phú, vui vẻ.
  • Hen suyễn cũng có thể xuất hiện nếu hệ miễn dịch của bạn suy yếu. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên loại trừ khả năng hen suyễn là do yếu tố di truyền gây ra.

Vậy, bệnh hen suyễn có lây không và lây qua đường nào? Có thể thấy, bệnh hen suyễn không lây qua đường hô hấp nhưng bệnh có khả năng di truyền giữa những người thân trong gia đình với nhau. Do đó, các bạn không cần phải lo lắng về tình trạng bị lây bệnh cũng như con đường lây bệnh. Tuy nhiên, để phòng ngừa hen suyễn các bạn nên thường xuyên tập luyện thể thao và có chế độ ăn uống khoa học để nâng cao sức đề kháng. Đồng thời, nên có kế hoạch thăm khám bệnh thường xuyên.

BTV: Hạ Thiên

➥ Có thể bạn quan tâm: Chữa hen suyễn khỏi hẳn bằng Đông y có được không?

Bài viết liên quan

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không bác sĩ?

Rất nhiều bệnh nhân khi mắc phải hen suyễn đều có chung nỗi băn khoăn,...

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nếu bệnh hen suyễn không được điều...

Mách bạn cách chữa khản tiếng bằng giá đỗ tại nhà

Có những mẹo trị bệnh khá đơn giản trong cuộc sống chúng ta mà không...

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Đối với tỷ lệ trẻ...

Ý kiến độc giả ()

  1. cần mua thuoc

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *