Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?

Thứ Ba, 06-12-2016

“Cách đây vài tuần tôi đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe do thấy trong người có một số biểu hiện lạ như phù quanh mắt, mắt nhìn lên và liếc ngang không được, hai bên mắt lồi ra… thì được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh cường giáp. Giấy siêu âm có ghi: tuyến giáp to thùy trái 54x25x22mm và thùy phải là 59x29x25mm. Hiện tại tôi khá lo lắng cho thị lực của mình, không biết bệnh có gây mù lòa hay  biến chứng gì nguy hiểm hay không? Mong sớm nhận được tư vấn từ chuyên gia”. ( X. Tùng – 32 tuổi – Thanh Hóa)

Tư vấn nhanh:

Chào anh, cường giáp là tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp khiến lượng hormon tại đây không ngừng được sản xuất, gây ra những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Cường giáp có hai loại là Basedow và bướu cổ đa nhân nhiễm độc, trong đó Basesdow là bệnh cường giáp thường gặp nhất. Bệnh gây ra một số biểu hiện đặc trưng như mắt lồi, tim đập nhanh, cổ to và run tay. Nếu không được điều trị kịp thời, cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm mà một trong số đó là biến chứng lên tim mạch. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh cường giáp có thể gây ra, mời anh tham khảo qua.

benh-cuong-giap-co-nguy-hiem-khong

Biến chứng nguy hiểm của bệnh cường giáp

-Cơn cường giáp cấp: thường xảy ra ở người bị cường giáp nặng và không được điều trị. Biến chứng bao gồm: người gầy nhanh, ra nhiều mồ hôi, sốt cao, vật vã, tim đập nhanh có khi loạn nhịp, trụy tim. Nhịp tim đôi khi có thể lên đến 180-200 nhịp/ phút.

-Biến chứng lên tim dẫn đến rối loạn nhịp tim, loạn nhịp hoàn toàn có thể làm lấp mạch não gây liệt nửa người. Suy tim toàn bộ.

-Hội chứng suy mạch vành: tim đập nhanh và mạnh trong một thời gian dài có thể khiến các tế bào cơ tim bị phì đại, lúc này nhu cầu cung cấp oxy cho tim sẽ tăng lên, nếu không cung cấp đủ sẽ có biểu hiện của thiếu máu cơtim, đau ngực ở phía sau xương ức từ nhẹ đến dữ dội.

Điều trị cường giáp khá khả quan, tuy nhiêm vẫn có một số trường hợp bệnh tái phát. Việc lựa chọn phương pháp điều trị sẽ được bác sĩ căn cứ cụ thể vào độ tuổi, tình trạng bệnh và điều kiện kinh tế của bệnh nhân…

Hiện nay có 3 phương pháp điều trị chính là nội khoa, ngoại khoa và xạ trị.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Cường giáp là bệnh nội tiết thường gặp ở 10% dân số đi kèm theo nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, anh cũng không cần quá lo lắng vì cường giáp không phải là bệnh nan y và hoàn toàn có thể chữa lành nếu bệnh nhân tuân thủ theo quy tắc trị liệu cả bác sĩ. Sau một thời gian điều trị, người bệnh có thể trở lại cuộc sống thường ngày và sinh hoạt bình thường như bao người khác. Chúc anh sớm khỏi bệnh. Thân chào!.

Bài viết liên quan

Bệnh hen suyễn có chữa khỏi được không bác sĩ?

Rất nhiều bệnh nhân khi mắc phải hen suyễn đều có chung nỗi băn khoăn,...

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

Bị bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Nếu bệnh hen suyễn không được điều...

Mách bạn cách chữa khản tiếng bằng giá đỗ tại nhà

Có những mẹo trị bệnh khá đơn giản trong cuộc sống chúng ta mà không...

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm phế quản cấp có nguy hiểm không? Đối với tỷ lệ trẻ...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *