Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp do vi khuẩn gây ra, có thể phát triển thành dịch bất cứ lúc nào, trường hợp tử vong tại Bình Phước trong thời gian gần đây lại khiến nhiều người càng thêm hoang mang và lo lắng. Vì vậy, chủ động nắm bắt các dấu hiệu và hướng điều trị bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bạn và những người thân xung quanh.
Dấu hiệu nhân biết bệnh bạch hầu
Vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae là tác nhân chính gây ra bệnh bạch hầu. Bất cứ ai tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể nhiễm bệnh và trở thành nguồn lây nhiễm mới. Loại vi khuẩn bạch hầu gây bệnh ở đường hô hấp thường là loại có khả năng tiết ra độc tố ( tox + ), trong khi loại gây bệnh ở da lại không tiết ra loại độc tố này.
Bệnh bắt đầu phát sau 2-5 ngày kể từ khi nhiễm khuẩn. Vài trường hợp không có biểu hiện nào, trong khi một số khác lại xuất hiện vài triệu chứng nhẹ như cảm cúm thông thường. Phổ biến nhất là:
-Sốt, ớn lạnh.
-Sưng ở cổ, ho nhiều và dồn dập.
-Da tái xanh, chảy nước dãi.
-Có cảm giác lo lắng, u buồn vô cớ.
-Giả mạc mặt sau hoặc hai bên thành họng thường có màu xám, đen hoặc trắng ngà.
Trong vòng 6-10 ngày tiếp theo bệnh sẽ dần tiến triển nặng, một số dấu hiệu trầm trọng hơn sẽ xuất hiện gồm:
-Khó nuốt, khó thở, nói lắp.
-Thị lực giảm sút, khó nhìn rõ mọi vật xung quanh.
-Có dấu hiệu sock phản vệ người lạnh, vã mồ hôi, tim đập nhanh.
Không giống với những loại vi khuẩn thông thường, ngoài nóng, sốt vi khuẩn bạch hầu còn tiết ra độc tố theo đường máu đi đến tim, thận, thậm chí là hệ thần kinh gây bại liệt, lé, giọng nói cũng bị thay đổi do gặp các vấn đề về dây thanh quản.
XEM THÊM:
Cách điều trị bệnh bạch hầu
Hướng điều trị bước đầu là trung hòa độc tố bằng cách tim thuốc chống độc SAD (Serum anti diphterique). SAD được điều chế từ huyết thanh của ngựa nên để đảm bảo an toàn bệnh nhân sẽ được test trước trên kết mạc mắt hoặc tiêm trong da. Nếu dùng SAD tinh khiết thì nên pha kèm dung dịch muối đẳng trương truyền vào tĩnh mạch từ 30-60 phút. Ngược lại, tiêm vào bắp hoặc phần dưới da.
Liều kháng độc tố được tim vào cơ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Cụ thể như sau:
-Nếu là tổn thương ở da dùng từ 20.000 – 40.000 đơn vị.
-Nếu bạch hầu ở họng, mũi dùng từ 20.000 – 40.000 đơn vị.
-Bạch hầu ở họng và thanh quản dùng từ 40.000 – 60.000 đơn vị.
-Nếu là bạch hầu ác tính kèm triệu chứng “cổ bò” dùng từ 80.000 -100.000 đơn vị.
Kết hợp với điều trị kháng sinh để diệt khuẩn. Hai loại kháng sinh được pháp sử dụng trong điều trị bệnh bạch hầu gồm Erythromycine và Pénicilline. Liều dùng cụ thể như sau:
-Với Pénicilline tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc bắp thịt với liều từ 100.000 – 150.000 đơn vị /Kg /ngày, chia làm 4 lần tiêm. Hoặc có thể thay thế bằng Procaine Penicillin với liều từ 25.000 – 50.000 đơn vị /Kg /ngày, tiêm vào được bắp, chia làm hai lần tiêm. Điều trị liên tục trong 14 ngày.
-Với Erythromycinedùng bằng đường đường uống với liều từ 40 – 50 mg/kg/ngày, tối đa chỉ được dùng 2g/ngày.
Khi độc tố của vi khuần có dấu hiệu sâm nhập vào tim, thân, hệ thần kinh trung ương, người bệnh lúc này cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời giúp chức năng hoạt động của những cơ quan này hồi phục nhanh chóng.
Biện pháp điều trị hỗ trợ: bù nước điện giải, nghĩ ngơi tại chỗ, khai thông khí quản. Tiêm ngừa sau hồi phục là cần thiết vì hơn phân nửa trường hợp sau khi nhiễm bệnh vẫn không có khả năng miễn dịch với vi khuẩn bạch hầu nên tỉ lệ tái nhiễm rất cao.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!